Lơ Là Xử Lý Chồi Cỏ Hại Mía

Phát biểu tại hội nghị triển khai chỉ thị về việc tăng cường công tác xử lý chồi cỏ hại mía được tổ chức tại Cty Mía đường Nghệ An TaTe&LyLe, ông Nguyễn Thọ Cảnh, GĐ Sở NN- PTNT Nghệ An cho biết: Kể từ khi tỉnh công bố “Dịch bệnh chồi cỏ hại mía’’ ngày 30/12/2008 đến nay năm nào Sở cũng tổ chức họp tổng kết kinh nghiệm trong công tác xử lý dịch bệnh, nhưng hiệu quả vẫn chưa đáng kể.
Hiện dịch chồi cỏ vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, diện tích bị bệnh năm sau cao hơn năm trước, đầu vụ bị ít, cuối vụ bị nhiều. Ông Cảnh cho rằng sở dĩ công tác dập dịch cứu mía của tỉnh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, bởi các cấp ngành, chính quyền từ huyện đến xã chưa có sự quan tâm đúng mức. Ngay như cuộc họp này thành phần Sở NN- PTNT mời gồm Phó Chủ tịch các huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu và TX Thái Hoà, là những nơi có dịch chồi cỏ hoành hành, nhưng không vị nào tới dự. Khi triển khai công tác dập dịch thì ai là người chỉ đạo?
Theo Chi cục BVTV Nghệ An, toàn tỉnh còn 4.697 ha mía bị bệnh chồi cỏ, trong đó diện tích bị nặng và trung bình là hơn 1.100 ha. Đây là thời kỳ cao điểm phát sinh dịch bệnh (từ tháng 1- tháng 4), đặc biệt diện tích mía mới trồng, chồi cỏ phát triển và lây lan mạnh.
Khi ông Cảnh nói tới vai trò của các Trạm BVTV chưa phát huy hết khả năng thì ông Nguyễn Hữu Dũng, Trạm trưởng Trạm BVTV TX Thái Hoà thanh minh: Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ suốt ngày đi lo mỗi một việc dập dịch chồi cỏ mà còn phải lo cho nông dân nhiều thứ khác như giống cây trồng; kiểm tra sâu bệnh, cung cấp thuốc BVTV…
Nhiều đại biểu cho rằng công tác kiểm tra nguồn giống mía sạch cho dân trồng lại trên diện tích đã bị phá là rất khó, nên họ cứ lấy trong vùng cho tiện. Bởi vậy chồi cỏ cứ sinh sôi... chồi cỏ. Đối với diện tích bị nhiễm nhẹ, nghĩa là mía bệnh mọc chung cùng mía khoẻ, nông dân phá bỏ chồi cỏ không thể làm sạch hết được.
Ông Cảnh hối thúc: "Đối với diện tích mía nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng, phải cương quyết cày sâu phá bỏ, dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng lại. Những vùng không đủ điều kiện thì chuyển sang luân canh cây trồng khác.
BOXĐối với diện tích mía nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng, phải cương quyết cày sâu phá bỏ, dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng lại. Những vùng không đủ điều kiện thì chuyển sang luân canh cây trồng khác.
Đối với diện tích nhiễm nhẹ dùng cuốc, xẻng đào xử lý hết những khóm mía bị bệnh, hoặc dùng thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosat phun tiêu huỷ. Huy động các lực lượng ra quân quyết liệt xử lý bệnh, kết thúc trước 30/4...
Đối với diện tích nhiễm nhẹ dùng cuốc, xẻng đào xử lý hết những khóm mía bị bệnh, hoặc dùng thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosat phun tiêu huỷ. Huy động các lực lượng ra quân quyết liệt xử lý bệnh, kết thúc trước 30/4..."
Có thể bạn quan tâm

Với 102.000ha đất sản xuất nông nghiệp, lượng phân bón được sử dụng hàng năm ở Thái Bình là rất lớn. Một trong những thương hiệu lớn, luôn đồng hành nông dân Thái Bình là Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo các cấp Hội Nông dân cả nước cần có giải pháp nhân rộng mô hình của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên, ND tham quan, học tập, đồng thời giúp bà con kết nối với nhau cùng sản xuất tốt để nâng cao cuộc sống”.

Ngày 6.10, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Theo đánh giá của Sở NNPTNT TP.HCM, phần lớn người trồng lan ở TP.HCM phải nhập khẩu giống từ nước ngoài, như giống Dendrobium, Mokara từ Thái Lan, Catleya, Phalaenopsis từ Đài Loan.

Tăng cường kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa "ba nhà": nhà sản xuất - nhà doanh nghiệp - nhà tiêu dùng được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề năm 2015.