Hơn 01 Tỷ Đồng Mua Chlorine Để Xử Lý Môi Trường Ao Tôm Nuôi

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), cho biết: từ đầu vụ nuôi năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 16.708 hộ thả nuôi hơn 1,91 tỷ con tôm giống trên diện tích 16.908 ha; trong đó, có 12.692 hộ thả nuôi 908,6 triệu con tôm sú 14.743ha và 4.016 hộ thả nuôi hơn 01 tỉ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 2.165ha; tuy nhiên, do thời tiết diễn biến bất lợi, các yếu tố môi trường vùng nuôi thủy sản biến động cùng với mầm bệnh tiềm ẩn trong thời gian qua… làm cho hơn 206,8 triệu con tôm giống bị thiệt hại, với diện tích 891 ha; trong đó, có 36,4 triệu con tôm sú bị thiệt hại (diện tích 530,5ha) với số lượng giống, 170,4 triệu con tôm thẻ chân trắng (diện tích 360,62 ha).
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.
Được biết, trước đó, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 100 tấn chlorine (với kinh phí hơn 03 tỷ đồng) từ nguồn hóa chất dự trữ Quốc gia để tỉnh phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2014.
Việc mua hóa chất (chlorine) dự trữ nhằm chủ động xử lý kịp thời khi dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra, góp hạn hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân, góp phần thắng lợi vụ nuôi tôm năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.