Hội Thi Thợ Giỏi Thu Hoạch Cao Su

Ngày 27/10, Cty 75 (Binh đoàn 15) khai mạc hội thi “Thợ giỏi thu hoạch cao su năm 2014”.
Về dự và chỉ đạo có 2.759 thợ cạo của 20 đội SX trên vùng biên giới Ia Grai, Đức Cơ (Gia Lai).
Hội thi nhằm đánh giá chất lượng tay nghề về thu hoạch mủ cao su của đội ngũ công nhân, người lao động, qua đó tuyển chọn những tuyển thủ xuất sắc tham gia dự thi “Bàn tay vàng” cấp Binh đoàn.
Các tuyển thủ tham gia phải trải qua bốn phần thi gồm: Dụng cụ; tốc độ; thực hành cạo mủ trên cây (20 phút/100 cây) và thi lý thuyết (100 câu hỏi) tập trung những hiểu biết về trồng, chế biến, khai thác cao su. Kết thúc phần thi thực hành cạo mủ, 100% tuyển thủ về trước thời gian quy định từ 1 đến 3 phút.
Được biết, Cty 75 đang quản lý khai thác trên 8.000 ha cao su, thu hút trên 3.000 lao động.
Có thể bạn quan tâm

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.

Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…