Hội Thảo Ứng Dụng Công Nghệ Nano Bạc Trong Nuôi Trồng

Ngày 5-6-2013, tại Bến Tre, Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công Nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ nano bạc trong phòng ngừa bệnh tôm và bảo quản hoa quả.
Hội thảo đã giới thiệu sản phẩm dung dịch nano và các ứng dụng, kinh nghiệm thực tế sử dụng nano bạc trong xử lý nước ao nuôi tôm và trong bảo quản thanh long. Kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho thấy, sản phẩm nano bạc của LNT có khả năng diệt các loài vi khuẩn có trên hoa quả và vi khuẩn gây bệnh tôm.
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nano bạc cũng khẳng định sản phẩm nano bạc có khả năng diệt tảo lam và các loại vi khuẩn Escherichia coli, Vibrio anguillarum, Vibrio harveyi, V.Fluvialis, V. Parahaemolyticus. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại trại nuôi tôm của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sau 53 ngày cho thấy, tôm trong bể nuôi có sử dụng nano bạc còn sống trên 85%.
Theo Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Khoa học “Khoa học và Công nghệ Nano”, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nano có tác dụng diệt khuẩn đã được thế giới công nhận và ứng dụng vào thực tiễn. Tại Việt Nam, hai doanh nghiệp tham gia ứng dụng nano vào lĩnh vực nông nghiệp đem lại hiệu quả khả quan. Lần đầu tiên tổ chức hội thảo, Ban tổ chức mong muốn đưa ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, thế mạnh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Ngày 8/5, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở các xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; xã Triệu An và Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, với diện tích nhiễm bệnh hơn 16 ha.

Năm qua, Bến Tre đã triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (TĐBHNN) tại 24 xã của 6 huyện, trong đó bảo hiểm đối với tôm biển 15 xã và bảo hiểm đối với cá tra 9 xã (Ba Tri 5 xã, Bình Đại 5 xã, Thạnh Phú 5 xã, Chợ Lách 3 xã, Giồng Trôm 3 xã, Châu Thành 3 xã).

Phúc Thuận là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), với gần 600ha. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, từ năm 2008 trở lại đây, người dân đã tập trung đưa các giống chè cành cho năng suất cao như: LDP1, TRI 777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên... vào trồng thay thế giống chè trung du năng suất thấp.

Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống.