Hội Thảo Ứng Dụng Công Nghệ Nano Bạc Trong Nuôi Trồng

Ngày 5-6-2013, tại Bến Tre, Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công Nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ nano bạc trong phòng ngừa bệnh tôm và bảo quản hoa quả.
Hội thảo đã giới thiệu sản phẩm dung dịch nano và các ứng dụng, kinh nghiệm thực tế sử dụng nano bạc trong xử lý nước ao nuôi tôm và trong bảo quản thanh long. Kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho thấy, sản phẩm nano bạc của LNT có khả năng diệt các loài vi khuẩn có trên hoa quả và vi khuẩn gây bệnh tôm.
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nano bạc cũng khẳng định sản phẩm nano bạc có khả năng diệt tảo lam và các loại vi khuẩn Escherichia coli, Vibrio anguillarum, Vibrio harveyi, V.Fluvialis, V. Parahaemolyticus. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại trại nuôi tôm của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sau 53 ngày cho thấy, tôm trong bể nuôi có sử dụng nano bạc còn sống trên 85%.
Theo Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Khoa học “Khoa học và Công nghệ Nano”, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nano có tác dụng diệt khuẩn đã được thế giới công nhận và ứng dụng vào thực tiễn. Tại Việt Nam, hai doanh nghiệp tham gia ứng dụng nano vào lĩnh vực nông nghiệp đem lại hiệu quả khả quan. Lần đầu tiên tổ chức hội thảo, Ban tổ chức mong muốn đưa ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, thế mạnh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ngành cá tra Việt Nam đang có chiều hướng “tuột dốc” mà nguyên nhân chính là do nội tại còn nhiều bất cập. Việc lấy ý kiến hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành cá tra nhằm vực dậy ngành cá tra Việt Nam là việc cần thiết.

Ngày 28-10, ông Trần Văn Tấn (Mỹ Phước Tây, Cai Lậy, Tiền Giang) là thương lái cho biết, hiện nay heo hơi bán ở các trại có giá từ 46- 48 ngàn đồng/kg, ở các nơi chăn nuôi nhỏ lẻ từ 43-45 ngàn đồng/kg, tăng 10 ngàn đồng/kg so với đầu năm 2013.

Thời gian gần đây do giá đường giảm, kéo theo giá mía nguyên liệu giảm mạnh, nhiều diện tích trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) lần lược chuyển sang trồng một số loại hoa màu như: Củ sắn, đậu, bắp, khoai... Đặc biệt là mô hình trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông được người dân ở đây coi là hướng đi mới. Hiện nay bà con nông dân xã An Thạnh Đông đang vào vụ gieo trồng cây củ sắn và đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển rất tốt.

Huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy lợi thế ven viển, huyện đã triển khai các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ người dân Hải Phòng mà người nuôi gà ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đều biết tiếng tăm của Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ. Để có thành công đó, vợ chồng anh Lượng đã trải qua bao gian nan với những sự cố thót tim...