Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa huyện Thoại Sơn

Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Giống thủy sản lãnh đạo huyện Thoại Sơn, lãnh đạo xã Phú Thuận.
Với mục tiêu ứng dụng tốt các giải pháp kỹ thuật tác động để xây dựng thành công mô hình sản xuất "02 vụ tôm - 01 vụ lúa" nhằm đa dạng mô hình, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi chủ động tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho người nuôi tôm càng xanh trong điều kiện đất ruộng lúa tỉnh An Giang.
Do đó, ngày 15/7/2013, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” với tổng kinh phí thực hiện là 1.105.600.000 đồng.
Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ là 492.078.000 đồng, thực hiện trong thời gian 02 năm do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Kích cở và trọng lượng tôm nuôi gần 06 tháng thu hoạch ngày 02/11/2015 Theo kết quả kiểm tra đánh giá tại mô hình nông dân trọng lượng tôm gần 47 gr/con (2,8kg/60 con) trọng lượng này rất đều sau thời gian nuôi gần 6 tháng.
Điểm đặc biệt của mô hình này là (1) Nông dân có thể sản xuất giống tôm càng xanh đạt chất lượng tại nông hộ (2) Trọng lượng tôm nuôi đạt từ 50 gr chiếm trên 70% (3) Mô hình nuôi tôm thực hiện cả trong mùa khô và mùa mưa nên có thể cung cấp nguyên liệu tôm trong cả năm (4) Lợi nhuận mô hình đạt trên 150 triệu đồng/ha.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng rất mong muốn xã Phú Thuận và duy trì phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh từ 200 ha lên 400 ha, do đó, ông yêu cầu UBND huyện Thoại Sơn cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát, quy hoạch lại vùng nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận.
Nếu trồng lúa thì phải quy hoạch trồng lúa như thế nào để không ảnh hưởng đến việc nuôi tôm, cần làm rõ nguồn vốn đầu tư trước mắt và lâu dài để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Riêng UBND xã Phú Thuận cần nghiên cứu thực hiện việc tổ chức lại sản xuất để chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ cho vùng tôm cũng như chủ động trong việc mua tôm giống.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 4 đạt 584 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ 2014.

Hiện nay, 2/3 trong tổng số gần 700 tàu cá của tỉnh Phú Yên đã chuyển sang các nghề khai thác khác. Đầu năm đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, bến cảng ra vào bất lợi.

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

Tin từ Văn phòng UBND xã Vinh Hưng (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), do thời tiết nắng nóng, trong một tuần nay, khoảng 20 ha ao hồ trên địa bàn xuất hiện tình trạng tôm chết tấp vào bờ, tăng khoảng 50% diện tích so với 1 tuần trước đây.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.