Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa huyện Thoại Sơn

Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa huyện Thoại Sơn
Ngày đăng: 08/11/2015

Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Giống thủy sản lãnh đạo huyện Thoại Sơn, lãnh đạo xã Phú Thuận.

Với mục tiêu ứng dụng tốt các giải pháp kỹ thuật tác động để xây dựng thành công mô hình sản xuất "02 vụ tôm - 01 vụ lúa" nhằm đa dạng mô hình, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi chủ động tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho người nuôi tôm càng xanh trong điều kiện đất ruộng lúa tỉnh An Giang.

Do đó, ngày 15/7/2013, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” với tổng kinh phí thực hiện là 1.105.600.000 đồng.

Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ là 492.078.000 đồng, thực hiện trong thời gian 02 năm do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Kích cở và trọng lượng tôm nuôi gần 06 tháng thu hoạch ngày 02/11/2015 Theo kết quả kiểm tra đánh giá tại mô hình nông dân trọng lượng tôm gần 47 gr/con (2,8kg/60 con) trọng lượng này rất đều sau thời gian nuôi gần 6 tháng.

Điểm đặc biệt của mô hình này là (1) Nông dân có thể sản xuất giống tôm càng xanh đạt chất lượng tại nông hộ (2) Trọng lượng tôm nuôi đạt từ 50 gr chiếm trên 70% (3) Mô hình nuôi tôm thực hiện cả trong mùa khô và mùa mưa nên có thể cung cấp nguyên liệu tôm trong cả năm (4) Lợi nhuận mô hình đạt trên 150 triệu đồng/ha.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng rất mong muốn xã Phú Thuận và duy trì phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh từ 200 ha lên 400 ha, do đó, ông yêu cầu UBND huyện Thoại Sơn cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát, quy hoạch lại vùng nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận.

Nếu trồng lúa thì phải quy hoạch trồng lúa như thế nào để không ảnh hưởng đến việc nuôi tôm, cần làm rõ nguồn vốn đầu tư trước mắt và lâu dài để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Riêng UBND xã Phú Thuận cần nghiên cứu thực hiện việc tổ chức lại sản xuất để chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ cho vùng tôm cũng như chủ động trong việc mua tôm giống.


Có thể bạn quan tâm

Khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả Khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.

29/09/2015
Tăng cường các dịch vụ làm bà đỡ cho nông dân Tăng cường các dịch vụ làm bà đỡ cho nông dân

Sản xuất manh mún, thiếu vốn, kỹ năng, tay nghề của nông dân yếu, ít liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh... là thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

29/09/2015
Chăm sóc cây bí xanh bằng phân đa yếu tố Văn Điển Chăm sóc cây bí xanh bằng phân đa yếu tố Văn Điển

Bí xanh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển lá xanh sáng, mặt lá bóng, ngọn nở, thân lá phát triển cân đối, tuổi thọ lá cao và rất ít sâu bệnh.

29/09/2015
Gần 30 năm xuất khẩu, gạo Việt vẫn chưa có thương hiệu Gần 30 năm xuất khẩu, gạo Việt vẫn chưa có thương hiệu

Việt Nam đã chính thức xuất khẩu gạo từ năm 1989, nhưng cho đến nay vẫn chưa có... thương hiệu - đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn thua kém các nước khác, thậm chí cả nước mới tham gia xuất khẩu là Campuchia.

29/09/2015
Bí quyết làm giàu của nữ hoàng mộc nhĩ Bí quyết làm giàu của nữ hoàng mộc nhĩ

Từ buôn nấm, chị Nguyễn Thị Huyền, 37 tuổi, ở thôn Thượng Thuận, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) chuyển sang trồng nấm và có những sáng tạo trong nghề.

29/09/2015