Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa huyện Thoại Sơn

Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa huyện Thoại Sơn
Ngày đăng: 08/11/2015

Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Giống thủy sản lãnh đạo huyện Thoại Sơn, lãnh đạo xã Phú Thuận.

Với mục tiêu ứng dụng tốt các giải pháp kỹ thuật tác động để xây dựng thành công mô hình sản xuất "02 vụ tôm - 01 vụ lúa" nhằm đa dạng mô hình, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi chủ động tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho người nuôi tôm càng xanh trong điều kiện đất ruộng lúa tỉnh An Giang.

Do đó, ngày 15/7/2013, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” với tổng kinh phí thực hiện là 1.105.600.000 đồng.

Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ là 492.078.000 đồng, thực hiện trong thời gian 02 năm do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Kích cở và trọng lượng tôm nuôi gần 06 tháng thu hoạch ngày 02/11/2015 Theo kết quả kiểm tra đánh giá tại mô hình nông dân trọng lượng tôm gần 47 gr/con (2,8kg/60 con) trọng lượng này rất đều sau thời gian nuôi gần 6 tháng.

Điểm đặc biệt của mô hình này là (1) Nông dân có thể sản xuất giống tôm càng xanh đạt chất lượng tại nông hộ (2) Trọng lượng tôm nuôi đạt từ 50 gr chiếm trên 70% (3) Mô hình nuôi tôm thực hiện cả trong mùa khô và mùa mưa nên có thể cung cấp nguyên liệu tôm trong cả năm (4) Lợi nhuận mô hình đạt trên 150 triệu đồng/ha.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng rất mong muốn xã Phú Thuận và duy trì phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh từ 200 ha lên 400 ha, do đó, ông yêu cầu UBND huyện Thoại Sơn cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát, quy hoạch lại vùng nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận.

Nếu trồng lúa thì phải quy hoạch trồng lúa như thế nào để không ảnh hưởng đến việc nuôi tôm, cần làm rõ nguồn vốn đầu tư trước mắt và lâu dài để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Riêng UBND xã Phú Thuận cần nghiên cứu thực hiện việc tổ chức lại sản xuất để chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ cho vùng tôm cũng như chủ động trong việc mua tôm giống.


Có thể bạn quan tâm

Khôi Phục Chăn Nuôi Phục Vụ Thị Trường Tết Khôi Phục Chăn Nuôi Phục Vụ Thị Trường Tết

Chỉ còn ba tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Thời điểm hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh Bình Định đang tích cực tái đàn, chăm sóc gia súc, gia cầm (GSGC) phục vụ thị trường Tết. Ðiều đáng mừng với người chăn nuôi là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang tăng mạnh trở lại.

05/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Dông Thương Phẩm Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Dông Thương Phẩm

Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

05/11/2013
Bò Úc, Gà Mỹ Sắp Ồ Ạt Vào Việt Nam Bò Úc, Gà Mỹ Sắp Ồ Ạt Vào Việt Nam

Việt Nam sẽ đối mặt với việc bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Với 11.000 dòng thuế sẽ được cắt giảm để tiến về mức 0% khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cảnh báo bên cạnh lợi thế nông nghiệp, Việt Nam sẽ đối mặt với bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.

05/11/2013
Cẩn Trọng Dự Trữ Ốc Bươu Vàng Làm Thức Ăn Chăn Nuôi Cẩn Trọng Dự Trữ Ốc Bươu Vàng Làm Thức Ăn Chăn Nuôi

Trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có rất nhiều hộ bắt ốc bươu vàng vựa lại làm thức ăn trong chăn nuôi. Bà con rào lưới lại trên bờ và đổ ốc vào để đến mùa khô không còn ốc ngoài đồng thì mới đem ốc này ra làm thức ăn cho gia cầm, lươn, cá…

05/11/2013
Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

05/11/2013