Hội thảo phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ Nhật Bản

Tại Hội thảo, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp sinh học Nhật Bản giới thiệu những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản để sản xuất nông sản chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cùng đó, chuyên gia Nhật Bản cũng đã giới thiệu máy phân tích đất (phân tích thành phần dinh dưỡng của đất trực tiếp tại đồng ruộng và cho kết quả trong khoảng 10 phút), để làm cơ sở bổ sung dưỡng chất phù hợp.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt đã trình bày tham luận về “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cấu trúc ngành trồng trọt”, sản xuất quy mô lớn dựa trên lợi thế vùng miền, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng và thân thiện với môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực…
Các đại biểu cũng có buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại tỉnh BR - VT, nghe giới thiệu về công nghệ sản xuất Đạm Phú Mỹ và chứng kiến quy trình sản xuất hiện đại của nhà máy.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Chúng tôi chạy xe máy dọc theo hướng Lộc Ninh lên cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) thăm trang trại trồng tiêu rộng 3 ha của của gia đình ông Nguyễn Quốc Mạnh (ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà Thái bề thế, mái ngói đỏ tươi, xung quanh là vườn tiêu tươi tốt đang thời kỳ cho thu hoạch.

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.