Hội thảo phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ Nhật Bản

Tại Hội thảo, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp sinh học Nhật Bản giới thiệu những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản để sản xuất nông sản chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cùng đó, chuyên gia Nhật Bản cũng đã giới thiệu máy phân tích đất (phân tích thành phần dinh dưỡng của đất trực tiếp tại đồng ruộng và cho kết quả trong khoảng 10 phút), để làm cơ sở bổ sung dưỡng chất phù hợp.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt đã trình bày tham luận về “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cấu trúc ngành trồng trọt”, sản xuất quy mô lớn dựa trên lợi thế vùng miền, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng và thân thiện với môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực…
Các đại biểu cũng có buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại tỉnh BR - VT, nghe giới thiệu về công nghệ sản xuất Đạm Phú Mỹ và chứng kiến quy trình sản xuất hiện đại của nhà máy.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.