Hội thảo phát triển bền vững Vịnh Hạ Long, thí điểm áp dụng với hoạt động thủy sản

Mục tiêu của Hội thảo là tham vấn các bên liên quan cấp tỉnh nhằm xây dựng các giá trị và nguyên tắc hợp tác liên ngành cho quản lý tổng hợp và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long dựa trên nguyên tắc lấy hoạt động thủy sản làm trọng tâm thảo luận. Phương pháp tham vấn được thực hiện thông qua sử dụng công cụ hoạch định chiến lược có sự tham gia (Altelier).
Thảo luận tại Hội thảo các đại biểu đã đưa ra ý kiến về việc xác định những áp lực, khó khăn mà Vịnh Hạ Long đang gặp phải; về tình trạng môi trường ở Vịnh Hạ Long, trong đó lấy thủy sản và nuôi trồng thủy sản làm trọng tâm thảo luận; xác định các biện pháp can thiệp; phản biện về hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long và xác lập các biện pháp ưu tiên, hành động.
Hội thảo cũng lựa chọn từ 3-5 biện pháp can thiệp phác thảo các bước tiếp theo, xác định trách nhiệm của đối tác, nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính, đưa ra khung thời gian thích hợp.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của Vịnh Hạ Long đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả thế giới nói chung. Đồng chí Phó CHủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tham gia Hội thảo tập trung tư duy, cùng nhau trao đổi, thảo luận để bàn các biện pháp để hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long.
Trong quá trình trao đổi, cần đi đến thống nhất quan điểm quy hoạch như nào; nuôi những loại hải sản gì, mật độ nuôi ra sao; vật liệu sử dụng cho công tác nuôi trồng là loại gì; mật độ dân số sống trên vịnh bao nhiêu là đủ. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh Quảng Ninh cam kết đồng hành cùng với tổ chức quốc tế để tham gia thực hiện hiệu quả dự án này.
Có thể bạn quan tâm

Ba loại rau rừng là bầu đất, lỗ bình và cần dại đang được thu mua với giá trung bình 30.000 đồng một kg.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nuôi cá lồng, bè nước ngọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản.

Tỉnh ta không thể phát triển trồng mắc ca ồ ạt trên quy mô toàn tỉnh được mà chỉ tập trung phát triển tại vùng quy hoạch trồng tập trung ở tại địa bàn 5 xã của huyện Tuy Ðức là Ðắk Búk So, Ðắk R’tíh, Quảng Tâm, Quảng Tân, Quảng Trực, còn lại các huyện khác và thị xã thì chỉ nên làm điểm và sau đó có đánh giá cụ thể, nếu có hiệu quả thì mới triển khai.

Mắc ca có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam.

Trước tình trạng trên địa bàn huyện Krông Nô hạn hán kéo dài và khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Thủy nông Buôn Choáh và HTX Thủy nông D12 Buôn Suk đã và đang “dốc sức” chống hạn để đảm bảo cho cây lúa phát triển.