Hội thảo phát triển bền vững Vịnh Hạ Long, thí điểm áp dụng với hoạt động thủy sản

Mục tiêu của Hội thảo là tham vấn các bên liên quan cấp tỉnh nhằm xây dựng các giá trị và nguyên tắc hợp tác liên ngành cho quản lý tổng hợp và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long dựa trên nguyên tắc lấy hoạt động thủy sản làm trọng tâm thảo luận. Phương pháp tham vấn được thực hiện thông qua sử dụng công cụ hoạch định chiến lược có sự tham gia (Altelier).
Thảo luận tại Hội thảo các đại biểu đã đưa ra ý kiến về việc xác định những áp lực, khó khăn mà Vịnh Hạ Long đang gặp phải; về tình trạng môi trường ở Vịnh Hạ Long, trong đó lấy thủy sản và nuôi trồng thủy sản làm trọng tâm thảo luận; xác định các biện pháp can thiệp; phản biện về hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long và xác lập các biện pháp ưu tiên, hành động.
Hội thảo cũng lựa chọn từ 3-5 biện pháp can thiệp phác thảo các bước tiếp theo, xác định trách nhiệm của đối tác, nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính, đưa ra khung thời gian thích hợp.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của Vịnh Hạ Long đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả thế giới nói chung. Đồng chí Phó CHủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tham gia Hội thảo tập trung tư duy, cùng nhau trao đổi, thảo luận để bàn các biện pháp để hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long.
Trong quá trình trao đổi, cần đi đến thống nhất quan điểm quy hoạch như nào; nuôi những loại hải sản gì, mật độ nuôi ra sao; vật liệu sử dụng cho công tác nuôi trồng là loại gì; mật độ dân số sống trên vịnh bao nhiêu là đủ. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh Quảng Ninh cam kết đồng hành cùng với tổ chức quốc tế để tham gia thực hiện hiệu quả dự án này.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.

Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.

Nhằm giúp người dân chủ động phòng, chống rét cho gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí làm 1.000 chuồng nuôi nhốt gia súc cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Vừa qua, tại Đầm Hà (Quảng Ninh), Đoàn Thanh niên Sở NN&PTNT phối hợp với Đoàn Thanh niên Khối các Cơ quan tỉnh và Huyện Đoàn Đầm Hà tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà ri an toàn sinh học tại xã Quảng Lợi.

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT) - cho biết: Nếu như cách đây 15 năm, vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư FDI thì 3 năm trở lại đây, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 0,5% tổng vốn đầu tư. Mặc dù, trong chính sách thu hút FDI, đây được coi là lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.