Hội thảo mô hình ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng

Đại diện Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã giới thiệu cho bà con về quy trình kỹ thuật ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng, các cơ chế, chính sách bán tôm giống;
Trình bày cho bà con cách chăm sóc và theo dõi tôm nuôi, cách xử lý môi trường trước khi thả tôm giống để đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro xảy ra.
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, toàn huyện hiện có 311 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp và hơn 1.900 ha diện tích tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Hiện nay, vì giá tôm đang biến động cùng với diễn biến phức tạp của thời tiết nên bà con trên địa bàn còn ngại thả giống, diện tích ao, đầm còn treo khoảng 40%.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiên Cường thì mục đích của các lớp tập huấn là nhằm tạo nghề, giúp nông dân có kỹ thuật sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cũng để góp phần cho thương hiệu cà phê chồn Dak Lak ngày càng lớn mạnh hơn, đủ sức vươn xa ra và cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn).

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.