Hội thảo mô hình Nuôi tôm quảng canh cải tiến dưới tán rừng

Các đại biểu được nghe phát biểu tham luận của những hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững dưới tán rừng đem lại thu nhập cao ở các xã Tân n, Viên An Đông.
Bình quân năng suất đạt từ 500 kg/ha, cá biệt có những hộ đạt 1 tấn/ha.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến dưới tán rừng có sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường nước, con giống thả nuôi đều phải qua kiểm dịch để chọn được con giống tốt, sạch bệnh.
Mật độ thả giống từ 4 – 8 con/m2. Sau 4 tháng bắt đầu đặt lú thu hoạch tôm nuôi nhằm hạn chế bắt tôm nhỏ như cách bắt truyền thống.
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh cũng đã hướng dẫn Nhân dân về những quy trình để thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững dưới tán rừng, góp phần giúp hộ nuôi tôm đạt kết quả.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

Trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, việc chuyển đổi một phần diện tích mía nằm ngoài vùng đê bao và vùng trũng sang trồng bưởi Năm Roi và chanh không hạt sẽ là hướng đi mới cho người trồng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang). Theo đó, vùng nguyên liệu dự kiến bước đầu sẽ được triển khai thí điểm khoảng 50ha bưởi Năm Roi và chanh không hạt.

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.