Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn)

Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính được thực hiện tại 3 hộ trên địa bàn xã Yến Dương. Mỗi ao thả nuôi 2.000 con giống trên diện tích 1.000 m2, Dự án 3PAD hỗ trợ 100% tiền giống và thức ăn, vôi bột, thuốc phòng, trị bệnh và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là trên 50 triệu đồng.
Sau gần 7 tháng khảo nghiệm cho thấy, loại cá này rất phù hợp với nguồn nước và khí hậu ở địa phương, tốc độ phát triển trung bình đạt 100 gram/tháng. Đến thời điểm thu hoạch, trọng lượng cá đạt khoảng 800 gram/con (dự kiến ban đầu 400 gam); tỷ lệ sống 70%; 1.000 m2 cho thu hoạch trên 1 tấn cá, lãi trên 100 triệu đồng.
Được biết, Yến Dương là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Ba Bể với gần 80 ao hồ lớn nhỏ, tổng diện tích ao hồ trên 3ha. Tuy nhiên lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản của xã chưa đạt hiệu quả cao do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm, quy mô còn nhỏ lẻ… Mô hình thí điểm nuôi cá rô phi đơn tính thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, tạo sản phẩm tươi, sạch cung ứng ra thị trường. Góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân mở rộng diện tích phát triển mô hình nuôi loại cá này.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.