Hội thảo Mô hình luân canh mè trên đất trồng lúa

Được biết, mô hình luân canh lúa-mè nêu trên nhằm giới thiệu, hướng dẫn cho bà con nông dân áp dụng quy trình trồng mè trên nền đất lúa vào vụ Xuân-Hè có khả năng tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu là lãnh đạo UBND huyện, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật, HTX Tiên Tiến, lãnh đạo và bà con nông dân 3 xã Bình Hòa Trung, Bình Hòa Tây, Bình Thạnh.
Tại hội thảo, ông Huỳnh Văn Lâm-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Mộc Hóa, báo cáo lại kết quả thực hiện mô hình. Kế đến, các đại biểu tham quan ruộng trồng mè của ông Huỳnh Văn Cư để đánh giá thực tế sự sinh trưởng và phát triển của cây mè. Theo ông Cư và nhân viên kỹ thuật, ước tính năng suất mè thu hoạch nay mai có thể đạt 900 - 1000 kg/ha và với tổng chi phí đầu tư cả vụ là 15.200.000 đồng thì nếu bán 900kg mè/ha với giá 40.000 đồng/kg như hiện nay thì một ha mè mang lại lợi nhuận trên 20 triệu đồng.
Ông Lâm Hòa Xứng - Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa cho biết chủ trương và chính sách của huyện rất ủng hộ và khuyến khích bà con nông dân nên áp dụng mô hình luân canh mè trên nền đất lúa vì vừa tránh tình trạng độc canh lúa mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân theo đúng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhà nước.
Xa hơn nữa, việc luân canh mè còn giúp cải tạo đất, cắt đứt nguồn sâu bệnh gây hại lúa nên có giá trị bền vững. Lãnh đạo huyện cũng cho biết thêm, ngoài sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn thì phía địa phương đang nghiên cứu chính sách hỗ trợ vật chất và xúc tiến thương mại để giúp bà con nông dân an tâm đầu tư mở rộng mô hình luân canh lúa-mè trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh, rải rác khắp các xã, bà con còn thả nuôi trong vèo được 1.795 vèo (tương đương 8.975m3 nước) và nuôi trong ao, mương vườn gia đình được 52ha. Ngoài ra, nông dân 2 xã: Mỹ Thuận và Nguyễn Văn Thảnh cũng đã được ngành nông nghiệp hỗ trợ nuôi 2ha theo mô hình lúa - cá, đạt hiệu quả khá.

Tổ nuôi cá nước ngọt Lạc Địa (xã Phú Lễ - Ba Tri - Bến Tre) là 1 trong 53 mô hình về liên kết sản xuất hoạt động có hiệu quả của nông dân huyện Ba Tri. Sau 3 năm hoạt động, nhiều tổ viên đã có nguồn thu nhập khá hơn.

Theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia về nông nghiệp, năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành Chăn nuôi Việt Nam.

Năm nay 24 tuổi nhưng Quyết đã bắt đầu nuôi bò cách đây khoảng 4 năm. Khởi nghiệp bằng số tiền 7 triệu đồng nhờ bán 2 chỉ vàng là của “hồi môn” ngày cưới của hai vợ chồng, Quyết đã mua 2 con bê về nuôi.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ ở xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) thuê đất tại ấp Phú An (xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) với diện tích đất là 1,15 ha để trồng khoai lang tím. Trong 2 ngày 3, 4/2, ông Tuấn đang thu hoạch khoai và xem là thành công lớn khi được mùa, trúng giá.