Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm
Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long truyền đạt những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất lươn giống, nuôi lươn thương phẩm và các hình thức nuôi lươn đem lại hiệu quả mới nhất hiện nay, như: Cách xây dựng bể nuôi lươn bố mẹ, xây dựng nhà xưởng ấp trứng; nuôi vỗ lươn bố mẹ; kỹ thuật ấp trứng; kỹ thuật ương lươn bột lên lươn giống; sử dụng thức ăn và quản lý, chăm sóc; phương pháp cho lươn sinh sản và một số bệnh thường gặp trong quá trình ương từ lươn bột lên lươn giống, cách phòng và điều trị bệnh. Đối với kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm như: hướng dẫn cách chọn mua lươn giống tốt và mật độ thả nuôi; xây dựng bể nuôi lót bạc, điều kiện môi trường nuôi; xây dựng và bố trí bể nuôi, thức ăn và cách cho ăn, quản lý hệ thống nuôi và thu hoạch lươn thương phẩm; nguyên nhân gây bệnh, cách phòng bệnh và trị bệnh thường gặp trong nuôi lươn thương phẩm hiện nay…
Được biết, lươn là loài thủy sản tự nhiện sinh sống ở vùng kênh, mương nội đồng thuộc vùng nước, có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, được thị trường ưa thích. Tuy nhiên, hiện nay do việc khai thác quá mức, sử dụng các phương tiện hủy diệt nên số lượn cung ứng cho thị trường rất hạn chế. Thông qua buổi hội thảo nhằm giúp cho nông dân hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang nắm bắt những kiến thức bổ ích trong quá trình sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm, qua đó giúp nông dân hai huyện có nhu cầu sản xuất lươn giống nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm, nhằm cung cấp nguồn giống lươn đồng cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.