Hội Thảo Kết Nối Doanh Nghiệp Với Người Nuôi Tôm

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong phát triển nuôi tôm công nghiệp. Trong đó xây dựng mô hình liên kết sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, hội thảo lần này thu hút rất nhiều nhà tài trợ tham gia cùng dự án: WWF, SNV, Công ty thủy sản Quốc Việt, và các công ty giống thủy sản chất lượng như Hawaii Farm, Việt - Úc,...
Đa số người nuôi tôm đều đồng tình cùng dự án. Đại diện doanh nghiệp cũng chia sẻ khó khăn cùng với các hộ nuôi và hứa sẽ cung cấp những loại giống tốt cùng với quy trình kỹ thuật để người nông dân giảm rủi ro trong sản xuất.
Vấn đề thu mua tôm nguyên liệu giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp thu mua được bàn luận sôi nổi với nhiều yêu cầu hỗ trợ để nâng giá thành, tránh tình trạng ép giá gây thiệt thòi cho người nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Liên tiếp trong những ngày vừa qua trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thường xuyên xuất hiện mưa to trái mùa.

Bấy lâu nay, bà con nông dân xã Tân Thành, phường Tân Thành, TP Cà Mau, chỉ quan tâm đến việc nuôi cá bống tượng, cá chình dưới mặt nước, còn trên bờ liếp ao cá để cỏ mọc hay chỉ trồng lưa thưa các cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp, vì trồng cây lâu năm sợ ảnh hưởng đến cá nuôi.

Một ngày nắng gắt cuối tháng 3, chúng tôi về thăm trang trại của chị Phan Thị Hằng ở thôn Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Chị Hằng là người được nhiều nông dân ở xã Hải An ngưỡng mộ bởi ý chí vượt khó làm giàu.

Người dân ở các thành thị của Hàn Quốc đang có xu hướng đổ về nông thôn sống và làm việc sau khi nghỉ hưu, khiến đời sống xã hội ở các vùng quê này trở nên đa dạng và khởi sắc.

Theo thống kê của Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện toàn khu vực Tây Nguyên có hơn 450.000ha cà phê, trong đó có 100.000ha già cỗi (trên 20 năm tuổi) cần tái canh.