Hội Thảo Kết Nối Doanh Nghiệp Với Người Nuôi Tôm

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong phát triển nuôi tôm công nghiệp. Trong đó xây dựng mô hình liên kết sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, hội thảo lần này thu hút rất nhiều nhà tài trợ tham gia cùng dự án: WWF, SNV, Công ty thủy sản Quốc Việt, và các công ty giống thủy sản chất lượng như Hawaii Farm, Việt - Úc,...
Đa số người nuôi tôm đều đồng tình cùng dự án. Đại diện doanh nghiệp cũng chia sẻ khó khăn cùng với các hộ nuôi và hứa sẽ cung cấp những loại giống tốt cùng với quy trình kỹ thuật để người nông dân giảm rủi ro trong sản xuất.
Vấn đề thu mua tôm nguyên liệu giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp thu mua được bàn luận sôi nổi với nhiều yêu cầu hỗ trợ để nâng giá thành, tránh tình trạng ép giá gây thiệt thòi cho người nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.

ộ Thủy sản Thái Lan đã tiến hành khảo sát nhằm đặt ra tiêu chuẩn đối với khuẩn Vibrio tấn công ấu trùng tôm ở mức ít hơn 1000 CFU/g( đơn vị hình thành đàn/gram) khi nuôi trong tảo trước khi thả giống

Trong cuộc chiến với bệnh EMS, bài báo này được viết bởi Karunanithi Muthusamy đã xuất hiện trong mục điểm tin tháng 11-12 năm 2013 của tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương.

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ