Hội thảo hướng dẫn quy trình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP
Chi cục Bảo vệ Thực vật tổ chức hội thảo phân tích đánh giá mối nguy cơ ô nhiễm và quy trình trồng mới cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ tham gia dự án "Hỗ trợ sản xuất phát triển vùng cây ăn quả có múi xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên" và các hộ trồng cây có múi trên địa bàn huyện.
Mục đích của hội thảo nhằm đánh giá bước đầu việc triển khai dự án cũng như tiếp thu các ý kiến của các hộ tham gia dự án nhằm đưa ra các giải pháp để triển khai các giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra còn cung cấp các thông tin, các giải pháp để hạn chế ô nhiễm trong quá trình trồng, chăm sóc cây có múi như chọn giống, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý các sâu bệnh trên cây có múi và các kỹ thuật trồng, chăm sóc... theo tiêu chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.