Hội thảo hướng dẫn quy trình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP
Chi cục Bảo vệ Thực vật tổ chức hội thảo phân tích đánh giá mối nguy cơ ô nhiễm và quy trình trồng mới cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ tham gia dự án "Hỗ trợ sản xuất phát triển vùng cây ăn quả có múi xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên" và các hộ trồng cây có múi trên địa bàn huyện.
Mục đích của hội thảo nhằm đánh giá bước đầu việc triển khai dự án cũng như tiếp thu các ý kiến của các hộ tham gia dự án nhằm đưa ra các giải pháp để triển khai các giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra còn cung cấp các thông tin, các giải pháp để hạn chế ô nhiễm trong quá trình trồng, chăm sóc cây có múi như chọn giống, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý các sâu bệnh trên cây có múi và các kỹ thuật trồng, chăm sóc... theo tiêu chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Là thành phố cảng biển, du lịch - một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thị trường tiêu thụ ở Hải Phòng rộng mở cho nhiều nông sản. Đây là hướng mở cho nhiều sản phẩm của các tỉnh, thành phố về đất Cảng, trong đó có gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).

Hồi 13 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão (tên quốc tế là Krosa) ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 128,4 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 670km về phía Đông.

Trong khi nhiều loại nông sản trong khu vực Tây Nguyên liên tục giảm giá thì với mỗi héc-ta mía, người dân ở Kon Tum vẫn thu lãi từ 35 đến 55 triệu đồng. Đáng nói hơn là lợi nhuận mà người dân có được từ cây mía tại địa phương này đã ổn định nhiều năm nay.

Thu hoạch đợt 1 lỗ 42% giá trị đầu tư, đợt 2 ước sẽ nghiêm trọng hơn là tình hình đang xảy ra ở Hợp tác xã (HTX) nghêu Thạnh Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Ban quản trị, cổ đông lỗ lã ngay vụ nghêu đầu tiên ứng dụng mô hình làm ăn theo kiểu góp vốn.

"Phát triển cây cao su các tỉnh Bắc Trung Bộ" là chủ đề cuộc hội thảo vừa được Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Sở NNPTNT Quảng Trị phối hợp tổ chức, ngày 30/10.