Hội Thảo Dự Án Phát Triển Cây Thanh Long Trên Đất Vườn Đồi

Ngày 7-10, tại UBND xã Lương Sơn, Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án Phát triển cây thanh long trên đất vườn đồi tại T.P Thái Nguyên.
Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (2012-2014), với diện tích 2ha, do 30 hộ dân ở các xã: Quyết Thắng, Cao Ngạn và Lương sơn tham gia. Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá vật tư, phân bón, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Qua theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cho thấy, cây thanh long có khả năng sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao, nhanh ra hoa, quả, ít bị nhiễm sâu bệnh, khả năng chịu hạn, chịu rét tốt nhưng chịu úng kém, quả ngon, ngọt, vỏ mỏng, phù hợp với đất vườn đồi trên địa bàn Thành phố và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Từ năm thứ 2 trở đi sau khi trồng, cây bắt đầu cho quả với năng suất trung bình 250-300kg/sào và tăng dần trong những năm tiếp theo. Với giá bán trung bình 40 nghìn đồng/kg, cây thanh long có giá trị kinh tế cao hơn một số loại cây ăn quả khác như chuối, bưởi, na.
Tại Hội thảo, đại đa số bà con nông dân tham gia đều mong muốn Nhà nước có chính sách đầu tư hỗ trợ giống, phân bón, vật tư để người dân có thể nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tàu vỏ composite câu cá ngừ đại dương của Công ty Yanmar (Nhật Bản) đặt hàng thử nghiệm cho ngư dân Việt Nam đã chính thức hạ thủy. Liệu đã đến lúc, tàu vỏ composite khẳng định vị thế.

Từ thực tế nhiều gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, 22 hộ dân ở thôn 8 xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) đã thành lập Tổ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua nhiều năm hoạt động, tổ thực sự đã là chỗ dựa tin cậy cho các tổ viên trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính mảnh đất của mình.

Vai trò của cây lúa lai trong việc tăng năng suất, sản lượng lúa và nhất là trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao giá trị xuất khẩu là rất quan trọng. Việc Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai của Tập đoàn Syngenta tại Nam Định đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.