Cua Biển Năm Căn Xây Dựng Thương Hiệu

Ông Huỳnh Thúc Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, cho biết: huyện Năm Căn đã lập các thủ tục cần thiết đăng ký thương hiệu tập thể cho con cua biển Năm Căn và đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xem xét công nhận vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm là việc sau khi được công nhận thương hiệu tập thể cho cua biển Năm Căn, đòi hỏi địa phương cần quy hoạch hợp lý diện tích nuôi cua thương phẩm, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích nuôi cua chuyên canh để đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với đó là việc bảo vệ và quảng bá sâu rộng thương hiệu cua biển Năm Căn là mặt hàng đặc sản vùng biển Cà Mau có chất lượng thịt ngon, chắc khỏe.
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn.
Hiện tại, huyện Năm Căn có gần 50 vựa thu mua cua với sản lượng bình quân 15 tấn/ngày, trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Sản lượng cua, nhất là mặt hàng cua gạch chiếm đến 70% sản lượng sẽ được vận chuyển sang tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc bằng đường hàng không; sản lượng cua còn lại sẽ được tiêu thụ chủ yều tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Công ty cổ phần Cửu Long Phi đầu tư xây dựng thí điểm trang trại nuôi chim yến tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ trong thời gian 3 năm.

Từ cuối giờ chiều 31-5, trên hầu hết các địa bàn miền Trung (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) đã xảy ra mưa rải rác. Tại các vùng núi Quảng Nam đến Quảng Trị đã xảy ra mưa vừa đến mưa to. Mưa xảy ra trên diện rộng góp phần giải hạn miền Trung, nhất là bổ sung nguồn nước cho sản xuất vụ hè - thu.

Dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long do Trường đại học Cần Thơ làm chủ dự án đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi ở xã nông thôn mới Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Trước đây là mô hình chăn nuôi heo nái hướng nạc, kế đến là mô hình nuôi vịt siêu thịt và đến nay là mô hình nuôi cua đồng.

Đầu năm 2006 anh Đào Bá Hoà ở thôn Ngọc Trì, xã Bình Định (Lương Tài, Bắc Ninh) khăn gói vào Củ Chi (TP HCM) học nghề nuôi dế và lợn rừng lai. Nửa năm sau anh đưa đàn dế giống về nuôi thử, đến nay đã phát triển được 200 chậu dế

Trước tình hình dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp tại các tỉnh ĐBSH, chiều hôm qua, ngày 29/5,Bộ NN & PTNT tổ chức kiểm tra dịch bệnh tại Bắc Ninh do thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác .