Hội Thảo Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Đông đảo chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhiều hộ nông dân tiêu biểu trồng cây mắc ca ở Tây Nguyên tham dự hội thảo.
Hội thảo đã phân tích: Sau 20 năm du nhập và 10 năm trồng thử nghiệm, cây mắc ca đã chứng tỏ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên, mở ra những triển vọng đột phải làm giàu. Loại cây này được phong là “hoàng hậu quả khô” vì sử dụng dạng thực phẩm chức năng và chế biến mỹ phẩm cao cấp.
Hiện trên thế giới, tổng sản lượng thu hoạch mắc ca chỉ mới chiếm 25% so với nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, diện tích cây mắc ca đang phát triển ở Tây Nguyên gồm Đắk Nông (600ha), Đắk Lắk (500ha), Lâm Đồng (400ha), Gia Lai (80ha) và Kon Tum (50ha) là vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho hộ nông dân Tây Nguyên vay đầu tư nhân rộng diện tích trồng cây mắc ca. Đồng thời ngân hàng này cũng sẽ trực tiếp đầu tư khép kín quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên 5.000ha diện tích mắc ca cũng ở vùng Tây Nguyên. “Tây Nguyên chiếm đến 60% diện tích đất bazan cả nước, nên hoàn toàn có khả năng trở thành thủ phủ “cây tỷ đô” mắc ca của Việt Nam nói riêng, của khu vực Đông Nam Á nói chung…” - Báo cáo tại hội thảo đã nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Siêng năng, kiên trì gắn bó với nghề nuôi dê đã trên 10 năm, giờ đây kinh tế gia đình của anh Nguyễn Hồng Phước (ấp Lợi A, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã khấm khá hơn trước nhiều.

Huyện Ba Tri có đàn bò lớn nhất tỉnh Bến Tre. Nghề nuôi bò ở Ba Tri được xem là kinh tế chủ lực của hàng ngàn hộ nông dân nơi đây. Chính vì vậy, nghề nuôi bò được người dân chú trọng, bà con luôn tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi để đem về giá trị kinh tế cao cho gia đình.

Giá mật ong của các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Mỹ hiện chỉ ở mức trung bình 2,48 đô la Mỹ/kg, thấp hơn nhiều so với giá của các quốc gia khác bán mật ong vào thị trường này.

Ngày 14 tháng 2 năm 2014, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 290/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng gia súc.

Chim yến (CY) xuất hiện ở Bến Tre khá lâu nhưng nhiều người không quan tâm. Hiện nay, phong trào nuôi CY đang phát triển, trên 23 cơ sở, với khoảng 10.000 CY, vì nhu cầu sử dụng tổ yến và lợi nhuận khá cao.