Hội Thảo Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Đông đảo chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhiều hộ nông dân tiêu biểu trồng cây mắc ca ở Tây Nguyên tham dự hội thảo.
Hội thảo đã phân tích: Sau 20 năm du nhập và 10 năm trồng thử nghiệm, cây mắc ca đã chứng tỏ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên, mở ra những triển vọng đột phải làm giàu. Loại cây này được phong là “hoàng hậu quả khô” vì sử dụng dạng thực phẩm chức năng và chế biến mỹ phẩm cao cấp.
Hiện trên thế giới, tổng sản lượng thu hoạch mắc ca chỉ mới chiếm 25% so với nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, diện tích cây mắc ca đang phát triển ở Tây Nguyên gồm Đắk Nông (600ha), Đắk Lắk (500ha), Lâm Đồng (400ha), Gia Lai (80ha) và Kon Tum (50ha) là vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho hộ nông dân Tây Nguyên vay đầu tư nhân rộng diện tích trồng cây mắc ca. Đồng thời ngân hàng này cũng sẽ trực tiếp đầu tư khép kín quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên 5.000ha diện tích mắc ca cũng ở vùng Tây Nguyên. “Tây Nguyên chiếm đến 60% diện tích đất bazan cả nước, nên hoàn toàn có khả năng trở thành thủ phủ “cây tỷ đô” mắc ca của Việt Nam nói riêng, của khu vực Đông Nam Á nói chung…” - Báo cáo tại hội thảo đã nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.