Hội Thảo Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Đông đảo chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhiều hộ nông dân tiêu biểu trồng cây mắc ca ở Tây Nguyên tham dự hội thảo.
Hội thảo đã phân tích: Sau 20 năm du nhập và 10 năm trồng thử nghiệm, cây mắc ca đã chứng tỏ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên, mở ra những triển vọng đột phải làm giàu. Loại cây này được phong là “hoàng hậu quả khô” vì sử dụng dạng thực phẩm chức năng và chế biến mỹ phẩm cao cấp.
Hiện trên thế giới, tổng sản lượng thu hoạch mắc ca chỉ mới chiếm 25% so với nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, diện tích cây mắc ca đang phát triển ở Tây Nguyên gồm Đắk Nông (600ha), Đắk Lắk (500ha), Lâm Đồng (400ha), Gia Lai (80ha) và Kon Tum (50ha) là vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho hộ nông dân Tây Nguyên vay đầu tư nhân rộng diện tích trồng cây mắc ca. Đồng thời ngân hàng này cũng sẽ trực tiếp đầu tư khép kín quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên 5.000ha diện tích mắc ca cũng ở vùng Tây Nguyên. “Tây Nguyên chiếm đến 60% diện tích đất bazan cả nước, nên hoàn toàn có khả năng trở thành thủ phủ “cây tỷ đô” mắc ca của Việt Nam nói riêng, của khu vực Đông Nam Á nói chung…” - Báo cáo tại hội thảo đã nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Ngô Văn Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, tính đến cuối tháng 11/2015, Tiền Giang đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 trước thời hạn một tháng.

Tỉnh Kiên Giang vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ 36,3 tỷ đồng để ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.