Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…
Với chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGahp sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi bò sữa cách bền vững, an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao năng suất chất lượng sữa cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sáng ngày 06/9/2013 tại xã An Phú, trạm Khuyến nông Củ Chi đã tổ chức hội thảo “Chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGahp”.
Tham dự buổi hội thảo có ông Võ Ngọc Anh, giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM; đại diện một số ban ngành liên quan và các hộ dân chăn nuôi bò sữa tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi.
Tại hội thảo, trạm Thú y và trạm Khuyến nông huyện Củ Chi đã trao đổi những kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật thực hành chăn nuôi bò sữa tốt như về quản lý giống, thức ăn, vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh, quản lý chất thải,... Điển hình như về chuồng trại cần thiết kế sao cho chuồng thông thoáng, giảm nhiệt độ nóng trong chuồng nuôi, dễ dàng vệ sinh. Bên cạnh đó cũng khuyến cáo với bà con nông dân trồng các loại cỏ chăn nuôi như VA06, MulatoII,…; phòng trị một số loại bệnh như tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng, ký sinh trùng, viêm vú …
Qua hội thảo bà con nông dân cũng đã được ban ngành huyện Củ Chi giải đáp những thắc mắc về giải pháp đầu ra tiêu thụ sữa, nguồn vốn cho nông dân vay, tiêm phòng định kỳ hàng năm, hỗ trợ thiết bị cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa…
Ông Nguyễn Văn Cảm, Phó phòng Kinh tế H.Củ Chi nhận định: Củ Chi trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi bò sữa phát triển rất mạnh, với đàn bò sữa hơn 58.000 con là huyện trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố, Trong chăn nuôi bò sữa yếu tố đầu ra là quan trọng, hai công ty lớn Vinamilk và Campina Việt nam thu mua sữa giúp các hộ sản xuất có đầu ra ổn định. Để vay vốn theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND phòng Kinh tế huyện sẽ hỗ trợ bà con về thủ tục vay. Và UBND Huyện cũng đang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại một số xã An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội giúp bà con an tâm chăn nuôi sản xuất.
Ông Võ Ngọc Anh, giám đốc TTKN phát biểu: đối với chăn nuôi bò sữa bà con đề nghị cơ quan chức năng tăng giá cả sữa đầu ra cho người chăn nuôi là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên vấn đề bà con có thể giải quyết cần quan tâm đó là nuôi dưỡng chăm sóc sao cho bò phát triển tốt, bò cho năng suất sữa cao.
Để đạt hiệu quả trên bà con cần chú ý về quản lý con giống, chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh,... như chăn nuôi theo quy trình VietGahp đã đề ra. Với vai trò khuyến nông, TTKN hỗ trợ bà con trong hoạt động khuyến nông, hướng dẫn bà con về kỹ thuật, tạo điều kiện cho nông dân học tập trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi từ đó giúp bà con phát triển chăn nuôi bò sữa theo VietGahp.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…

Diện tích tăng chóng mặt, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc và bị thương lái “đè” giá… nên thanh long Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nông dân trồng chanh tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang rất lo lắng khi giá chanh trái đã giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm những tháng đầu năm 2015 và đang có mức giá rất thấp.

Vùng na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) có hơn 1.200 ha, với sản lượng năm nay ước đạt hơn 8 nghìn tấn. Hàng năm, cây na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 9. Tại các xã: Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Mai Sao... nhiều hộ dân trồng từ 0,5 - 3 ha, cây na đem lại giá trị kinh tế cao, đạt hơn 75 triệu đồng/ha, là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây.