Trồng Nấm Linh Chi Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Chi phí đầu tư thấp, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, được hỗ trợ về kỹ thuật, ổn định đầu ra… đó là những gì mà mô hình trồng nấm linh chi của Công ty TNHH MTV Hưng Lợi đã và đang mang đến cho bà con trong thời gian qua.
Dù đã gắn bó hơn 30 năm với nghề trồng nấm linh chi, nhưng với cô Nguyễn Ngọc Ái, Giám đốc Công ty TNHH MTV nấm và măng tây Hưng Lợi (thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) vẫn luôn mong muốn tạo ra những sản phẩm nấm đạt chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Điều đó đã thôi thúc cô tìm tòi, nghiên cứu và phối thành công phôi nấm linh chi có sức sống mạnh, thích hợp với mọi vùng đất và điều kiện khí hậu của từng địa phương.
Không những thế, những phôi nấm này còn được trồng theo quy trình kỹ thuật sản xuất nấm sạch, không sử dụng phân bón, hóa chất trong khâu tưới tiêu nên nấm phát triển tốt, nhẹ chi phí cho người trồng và tuyệt đối an toàn cho người sử dụng.
Theo cô Ái, trồng nấm linh chi không mất nhiều công chăm sóc. Người trồng chỉ tưới nước mỗi ngày một lần và có thể tận dụng những chuồng, trại, những nơi bỏ trống, hay thậm chí có thể tận dụng một góc nào đó trong căn nhà của mình để làm nơi trồng nấm. Về kỹ thuật chăm sóc, người trồng phải chú ý và tuân thủ theo quy trình kỹ thuật mà công ty hướng dẫn. Đó là nơi trồng nấm phải thông thoáng, phải trang bị hệ thống tưới nước (nếu trồng với số lượng nhiều).
Ngoài ra, xung quanh khu vực nhà trồng cần phải bao lưới để ngăn chặn các loại côn trùng xâm nhập gây hại sự phát triển của cây nấm. Sau khi thu hoạch, bà con phải phơi khô hoặc sấy khô nấm trước khi công ty đến thu mua.
Nhận thấy được lợi ích từ việc trồng nấm linh chi, thời gian qua, nhiều bà con trong và ngoài tỉnh đã mạnh dạn áp dụng trồng thử nghiệm, bước đầu đã cho lợi nhuận tương đối cao. Chị Nguyễn Thị Kim Hương (số nhà 640, Quốc lộ 1A, phường 2, TP. Sóc Trăng) cho biết: “Tôi công tác ở Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng. Được bạn bè giới thiệu về mô hình trồng nấm linh chi, tôi đã đến Công ty TNHH MTV Hưng Lợi để tham quan mô hình và mua phôi nấm.
Tôi đã trồng thử nghiệm 2.000 phôi. Thấy kết quả khả quan, nên vụ vừa qua, tôi đã đặt mua thêm 4.000 phôi để trồng. Sau 50 ngày trồng, sản phẩm được công ty thu mua với giá 500.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí tôi lãi khoảng 20 triệu đồng. Tôi đang mở rộng diện tích để trồng thêm 5.000 phôi nấm”.
Nấm linh chi là loại thảo dược quý, có công dụng trong việc điều trị bệnh mà bà con có thể tự trồng để cung cấp cho thị trường trong nước. Đây là cơ hội để người dân địa phương có thể phát triển thêm mô hình kinh tế phụ để đem lại thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo