Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Nông Dân Huyện Nga Sơn Khuyến Khích Nông Dân Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Hội Nông Dân Huyện Nga Sơn Khuyến Khích Nông Dân Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 13/10/2014

Xác định yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, quyết định sự thành, bại của mỗi trang trại, gia trại. Đặc biệt, chất thải từ vật nuôi nếu không được xử lý tốt còn ảnh hưởng tới đời sống của cộng đồng dân cư.

Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.

Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi trên địa bàn huyện Nga Sơn phát triển nhanh. Tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng từ 29,5% (năm 2010) lên 40,9% (năm 2012) và trên 50% (năm 2013), đã tạo thêm việc làm, thu nhập cho nông dân.

Để giúp nông dân cải thiện môi trường trong chăn nuôi, huyện Nga Sơn đã tuyên truyền và hỗ trợ lắp đặt mỗi năm hàng trăm bể biogas, sử dụng các chế phẩm sinh học ủ phân, ao sinh học...

Tuy nhiên, do chăn nuôi phát triển nhanh nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong xử lý môi trường chưa đáp ứng được so với lượng con nuôi nên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra, nhất là chăn nuôi nông hộ. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đang mang lại hiệu quả đột phá.

Ông Đặng Văn Tâm, 54 tuổi, xóm 4, xã Nga Bạch là một trong những hộ đầu tiên trên địa bàn sử dụng đệm lót trong chăn nuôi lợn, cho biết: Trước đây, gia đình ông đã nhiều lần mất đoàn kết với hàng xóm, khách đến nhà không ngồi được lâu bởi mùi xú uế nồng nặc, ruồi muỗi đầy nhà, lợn ốm, người ốm vì ô nhiễm. Ruộng ít, nghề phụ không có, gia đình phải chăn nuôi nhưng không có điều kiện để xây dựng trang trại nên đành sống chung với ô nhiễm môi trường.

Sau khi được tham gia  lớp tập huấn về công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, ông  là người đầu tiên đăng ký áp dụng công nghệ trên diện tích 80 m2, tất cả đều tuân thủ quy trình kỹ thuật.

Kết quả là, hiện nay gia đình đang nuôi 40 lợn thịt trên nền chuồng cũ nhưng không còn mùi hôi thối, ruồi muỗi giảm hẳn. Sau 2 lứa lợn xuất bán sự khác biệt đã cho ông một so sánh đơn giản: được sống trong không khí thôn quê như vốn có của nó, số lượng con nuôi như trước đây nhưng chỉ một người chăm sóc, hàng ngày không phải rửa chuồng, tiết kiệm điện, nước, lợn ít bệnh, mau lớn hơn, thời gian nuôi giảm và lãi cao hơn trước.

Ông Tâm cũng cho biết, khi gia đình đầu tư, ngoài việc xây dựng chuồng trại, mỗi m2 đệm lót chi phí hết 80-100.000 đồng, thời gian sử dụng 4 năm, trong thời gian sử dụng thì bổ sung thêm chất như ban đầu để đệm lót luôn tơi xốp, bảo đảm kỹ thuật.

Gia đình bà Mai Thị Mơ, 52 tuổi, xóm Hồ Đông, xã Nga Thành sau khi đã đầu tư 120 m2 đệm lót để nuôi 70 con lợn thịt cũng nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy trước đây đã xây dựng hầm biogas nhưng do lượng con nuôi nhiều, không sử dụng hết, nên sau một trận mưa chất thải tràn xuống ao dẫn đến cá chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn và thường xuyên phải bơm nước rửa chuồng..., tình trạng đó nay đã khắc phục được triệt để và lãi thu được từ đàn lợn cũng cao hơn.

Trên đây chỉ  là hai trong số gần 350 hộ nông dân trong huyện đang sử dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Để khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân có điều kiện đầu tư đệm lót, một số xã trên địa bàn huyện đã có chủ trương hỗ trợ 50% kinh phí và đấu mối cung cấp chế phẩm cũng như hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi, ngoài ra, các hộ chăn nuôi có nhu cầu lắp đặt bể biogas bằng chất liệu composite cũng được khuyến khích và hỗ trợ mỗi bể 2 triệu đồng.

Không chỉ hướng dẫn trực tiếp mà từ đầu năm đến nay, hội nông dân huyện còn tổ chức tập huấn cho 2.500 hội viên, nông dân trên địa bàn huyện nhằm giúp họ nắm vững quy trình làm đệm lót và sử dụng lâu dài, hiệu quả.

Theo các hộ chăn nuôi, mặc dù đệm lót được làm chủ yếu bằng các loại phụ phẩm nông nghiệp nhưng chi phí vẫn còn khá cao, nhất là mức đầu tư ở những trang trại lớn, nên ngoài việc hỗ trợ của địa phương  rất cần  chính sách khuyến khích hỗ trợ  của Nhà nước để có thể áp dụng rộng rãi.

Tiến tới một nền chăn nuôi sạch, một môi trường sản xuất bền vững, ngoài những đợt tuyên truyền, tập huấn cho nông dân, rất cần sự quan tâm đầu tư hơn nữa của Nhà nước về cơ sở hạ tầng và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, để sản xuất luôn đi đôi với bảo vệ môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ

Xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo là vấn đề cần thiết trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang bế tắc đầu ra. Tuy nhiên, gạo của Việt Nam hiện nay không có gì đặc biệt, vẫn chủ yếu là gạo trắng hạt dài thì rất khó có thể cạnh tranh với các thị trường.

05/10/2015
Đàn heo chết bất thường cần được xác định nguyên nhân Đàn heo chết bất thường cần được xác định nguyên nhân

Khi cho đàn heo ăn xong, vợ chồng anh Vương đi rẫy hái ớt. Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau, vợ chồng anh về đến nhà thì tá hỏa đàn heo đang khỏe mạnh bỗng nhiên chết bất thường. Vốn liếng gia đình đầu tư vào đàn heo bị mất trắng.

05/10/2015
Những trái cây giá rẻ về Việt Nam hóa đắt đỏ Những trái cây giá rẻ về Việt Nam hóa đắt đỏ

Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.

05/10/2015
Cảnh báo thương nhân Trung Quốc mua cây thốt nốt cao tuổi Cảnh báo thương nhân Trung Quốc mua cây thốt nốt cao tuổi

Mấy tuần gần đây, trên địa bàn hai huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) xuất hiện nhiều nhóm người đến gạ gẫm đồng bào dân tộc Khmer đào cây thốt nốt để bán cho họ, sau đó vận chuyển cây ra Bắc rồi bán sang Trung Quốc.

05/10/2015
Gần trăm hộ dân nuôi cá lồng bỗng chốc trắng tay, thiệt hại tiền tỉ Gần trăm hộ dân nuôi cá lồng bỗng chốc trắng tay, thiệt hại tiền tỉ

Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.

05/10/2015