Hội nghị tổng kết vụ nuôi Tôm nước lợ 2015

Tham dự hội nghị có đại diện Tổng Cục Thủy Sản, Cục Thú Y vùng 7, lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan, lãnh đạo UBND, Phòng NN & PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã nuôi Tôm nước lợ, đại diện các Viện, Trường, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, đại diện các công ty liên quan đến Ngành Thủy sản và các Hợp Tác Xã, Tổ hợp tác đại diện người nuôi Tôm.
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng, vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi Tôm nước lợ đã lên đến gần 50.600 ha so với kế hoạch là 46.000 ha, sản lượng nuôi đạt 90.620 tấn, diện tích thiệt hại không thu hồi vốn chiếm 22%, hơn 19.000 hộ nuôi bị thiệt hại có khả năng thu hồi vốn.
Mức độ thiệt hại năm nay có giảm so với những năm trước, do người nuôi thận trọng hơn, áp dụng nhiều biện pháp thả nuôi thăm dò, chọn thời điểm thích hợp khi thả giống để tránh giai đoạn thời tiết bất lợi, áp dụng biện pháp nuôi 2 giai đoạn, nuôi an toàn sinh học…
Riêng Ngành Nông Nghiệp cũng cảnh báo kịp thời kết quả quan trắc môi trường, dịch bệnh để giúp người nuôi hạn chế thiệt hại.
Chính sách đầu tư hạ tầng thủy lợi vùng nuôi Tôm cũng được ưu tiên đầu tư, công tác kiểm tra chất lượng giống, vật tư phục vụ nuôi thủy sản được tăng cường đã góp phần làm giảm nguy cơ rủi ro cho Tôm nuôi.
Hội Nghị còn có nhiều tham luận của các Viện, Trường, Tổng Cục Thủy Sản, các công ty liên kết với người nuôi, bàn về biện pháp giảm chi phí trong nuôi Tôm.
Phát huy vai trò liên kết sản xuất giữa người nuôi với doanh nghiệp thông qua tổ chức hợp tác.
Xây dựng chuỗi gía trị Tôm thương phẩm, cảnh báo tình hình bệnh trên Tôm, những kiến nghị của các địa phương về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi thủy sản.
Lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất với khung lịch thời vụ năm mới từ 01-12-2015 đến 30-9-2016, đồng thời chỉ đạo Ngành Nông Nghiệp và các địa phương phải tập trung mọi biện pháp cảnh báo môi trường, thông tin dịch bệnh thường xuyên cho người nuôi Tôm.
Tăng cường tần suất kiểm tra quản lý chất lượng Tôm giống và vật tư phục vụ nuôi thủy sản, xử lý nghiêm các hình thức gây tác động xấu đến môi trường;
Quản lý chặt chẽ giám sát bệnh, dịch bệnh để có biện pháp ứng phó; hạn chế mật độ nuôi đối với những hộ nuôi chưa đảm bảo yêu cầu quy mô công trình, điều kiện nuôi thâm canh.
Mục tiêu của vụ nuôi năm 2016 phải giảm tỉ lệ thiệt hại dưới 20%, theo đó UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ ưu tiên vốn đầu tư các công trình thủy lợi xuống cấp, phát triển lưới điện phục vụ sản xuất ở vùng nuôi Tôm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng nuôi TCT tràn lan, trong vùng ngọt hóa ngày càng gia tăng, chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Để giải quyết bài toán khó này, UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Cùng với sự hỗ trợ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm măng tây xanh, huyện Gia Bình tích cực tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng khoai tây Atlantic, lúa nếp phu thê, dưa chuột bao tử xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.

Sản lượng thảo quả của xã Nậm Cang giảm mạnh là do đợt mưa tuyết đầu năm 2014 đã làm hàng trăm ha thảo quả của nhân dân bị héo, chậm phát triển, không thể ra hoa. Hiện, trên địa bàn xã Nậm Cang có gần 680 ha thảo quả, trong đó 370 ha đã đến kỳ cho thu hoạch, 310 ha còn lại sẽ cho thu hoạch trong những năm tiếp theo.

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.