Hội nghị tổng kết vụ nuôi Tôm nước lợ 2015

Tham dự hội nghị có đại diện Tổng Cục Thủy Sản, Cục Thú Y vùng 7, lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan, lãnh đạo UBND, Phòng NN & PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã nuôi Tôm nước lợ, đại diện các Viện, Trường, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, đại diện các công ty liên quan đến Ngành Thủy sản và các Hợp Tác Xã, Tổ hợp tác đại diện người nuôi Tôm.
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng, vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi Tôm nước lợ đã lên đến gần 50.600 ha so với kế hoạch là 46.000 ha, sản lượng nuôi đạt 90.620 tấn, diện tích thiệt hại không thu hồi vốn chiếm 22%, hơn 19.000 hộ nuôi bị thiệt hại có khả năng thu hồi vốn.
Mức độ thiệt hại năm nay có giảm so với những năm trước, do người nuôi thận trọng hơn, áp dụng nhiều biện pháp thả nuôi thăm dò, chọn thời điểm thích hợp khi thả giống để tránh giai đoạn thời tiết bất lợi, áp dụng biện pháp nuôi 2 giai đoạn, nuôi an toàn sinh học…
Riêng Ngành Nông Nghiệp cũng cảnh báo kịp thời kết quả quan trắc môi trường, dịch bệnh để giúp người nuôi hạn chế thiệt hại.
Chính sách đầu tư hạ tầng thủy lợi vùng nuôi Tôm cũng được ưu tiên đầu tư, công tác kiểm tra chất lượng giống, vật tư phục vụ nuôi thủy sản được tăng cường đã góp phần làm giảm nguy cơ rủi ro cho Tôm nuôi.
Hội Nghị còn có nhiều tham luận của các Viện, Trường, Tổng Cục Thủy Sản, các công ty liên kết với người nuôi, bàn về biện pháp giảm chi phí trong nuôi Tôm.
Phát huy vai trò liên kết sản xuất giữa người nuôi với doanh nghiệp thông qua tổ chức hợp tác.
Xây dựng chuỗi gía trị Tôm thương phẩm, cảnh báo tình hình bệnh trên Tôm, những kiến nghị của các địa phương về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi thủy sản.
Lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất với khung lịch thời vụ năm mới từ 01-12-2015 đến 30-9-2016, đồng thời chỉ đạo Ngành Nông Nghiệp và các địa phương phải tập trung mọi biện pháp cảnh báo môi trường, thông tin dịch bệnh thường xuyên cho người nuôi Tôm.
Tăng cường tần suất kiểm tra quản lý chất lượng Tôm giống và vật tư phục vụ nuôi thủy sản, xử lý nghiêm các hình thức gây tác động xấu đến môi trường;
Quản lý chặt chẽ giám sát bệnh, dịch bệnh để có biện pháp ứng phó; hạn chế mật độ nuôi đối với những hộ nuôi chưa đảm bảo yêu cầu quy mô công trình, điều kiện nuôi thâm canh.
Mục tiêu của vụ nuôi năm 2016 phải giảm tỉ lệ thiệt hại dưới 20%, theo đó UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ ưu tiên vốn đầu tư các công trình thủy lợi xuống cấp, phát triển lưới điện phục vụ sản xuất ở vùng nuôi Tôm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.

Nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây người dân ở một số xã như: Cao Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc Trung... (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) đã đưa cây dứa gai vào trồng xen với cây cao su trên diện tích đất đồi dốc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Từ một xã có xuất phát điểm thấp trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap, đến nay, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm - Hà Nội) vươn lên xếp thứ 2 trong thực hiện chương trình này của huyện với 18/19 tiêu chí đã hoàn thành.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.

Về Điền Công những ngày này, ai cũng dễ dàng cảm nhận được không khí rộn ràng, phấn khởi bao trùm khắp mọi đường thôn, ngõ xóm. Dọc con đường “Nông thôn mới” kéo dài gần 6km, từ Quốc lộ 18A vào đến trung tâm xã, ô tô - xe máy chất đầy những quả dưa căng mọng nườm nượp vào ra, tạo nên một bức tranh ngày mùa vui, rộn ràng...