Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo. Đây là nội dung chính được nêu ra tại hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ các tỉnh phía Nam năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức vào sáng 25/11. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy sản Vũ Văn Tám; Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chủ trì hội nghị.
Năm 2013, cả nước có 30 tỉnh, thành nuôi tôm nước lợ; trong đó, có 12 tỉnh nuôi tôm trái vụ. Tính đến thời điểm này, diện tích thả nuôi đạt trên 652.600 ha; sản lượng thu hoạch tôm đạt gần 476.000 tấn; giá trị xuất khẩu đạt 2,5 tỷ đôla. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% về diện tích và gần 80% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước.
Điểm nổi bật vụ nuôi tôm năm 2013 là các nước trong khu vực sụt giảm sản lượng tôm đáng kể do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp nên nhu cầu nguyên liệu tăng kéo theo giá tôm cũng tăng theo. Tận dụng cơ hội này, Tổng cục Thủy sản cho phép phát triển nuôi tôm chân trắng vụ 3 ở những khu vực có lợi thế với phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh ở cả quy mô nông hộ và quy mô nông trại bước đầu tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm sau nhiều vụ mùa thất bát như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, công tác chỉ đạo, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2013 vẫn còn hạn chế nhất định.
Với những khó khăn nêu ra, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành từ Khánh Hoà đến Cà Mau trình bày tham luận về quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản; tình hình chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ; tình hình nuôi tôm và công tác quản lý thủy sản; quản lý sản xuất tôm; quản lý thức ăn thủy sản. Từ đó, làm cơ sở để Bộ NN&PTNT triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 phù hợp với tình hình thức tế, đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Đồng Văn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, với các biện pháp khắc phục kịp thời, sát với điều kiện tình hình thực tế, cùng với sự đồng thuận của người dân, huyện vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.