Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Cá Diêu Hồng Trong Lồng

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên.
Tham dự Hội nghị có đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Vĩnh Phúc, đại diện các ban ngành địa phương và nông dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.
Đến nay, sau 05 tháng nuôi, cá diêu hồng đạt trọng lượng từ 600 - 1.000 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%. Hoạch toán kinh tế tính trên 100 m3, sản lượng đạt 6,4 tấn, với giá bán 45.000 đồng/kg, sau khi sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi trên 80 triệu đồng.
Ông Đê, một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: “Trước đây gia đình không dám đầu tư nuôi thâm canh cá do mỗi khi có bão về, mực nước sông dâng nhanh, cá thất thoát nhiều. Từ khi có lồng nuôi cá, nước lên cao bao nhiêu thì lồng lại nổi lên bấy nhiêu, cá không bị thất thoát, nên gia đình rất yên tâm đầu tư.
Hơn nữa, nuôi cá trong lồng dễ quản lý hơn, có thể nuôi với mật độ cao mà cá hầu như không có dịch bệnh, lại lớn nhanh. Qua mô hình năm nay và được sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông, sang năm gia đình tôi sẽ đầu tư nuôi thêm nhiều loại cá có giá trị khác để nâng cao hiệu quả kinh tế”.
Hiệu quả bước đầu của mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, đã góp phần tận dụng được diện tích mặt nước của các hồ chứa lớn, khắc phục tình trạng thất thoát cá do ngập lụt; đồng thời giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân 2012, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai đơn GS8 tại xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường.

Nghị quyết 03 của Huyện ủy Phú Tân về phát động đảng viên và nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái và sạ, cấy lúa tăng thu nhập đã được cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Mô hình trồng khoai mì trên bờ vuông tôm của ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình.

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.