Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản

200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Trong 3 ngày, Hội nghị sẽ thông qua các tuyên bố chung, thông báo, thuyết trình kỹ thuật và thảo luận về các bộ công cụ đánh giá hiệu quả đối với việc thực thi công tác thú y nói chung, hệ thống thú y thủy sản nói riêng.
Nuôi trồng thủy sản được công nhận là ngành sản xuất thực phẩm từ động vật phát triển nhanh nhất trên thế giới với gần 50% nguồn cung toàn cầu các loài thủy sản từ nuôi trồng cho con người tiêu thụ hiện nay.
Tại Việt Nam, sản lượng nuôi trồng của ngành thủy sản tăng bình quân hơn 4%/năm, riêng thủy sản nuôi tăng hơn 10%/năm trong 10 năm nay. Việt Nam đang nỗ lực giám sát phòng chống dịch bệnh thủy sản, kiểm soát lượng tồn dư hóa chất trong sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú Y thế giới.
Ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết: “Thông qua Hội nghị lần này, chúng tôi mong muốn sẽ nắm được thông tin về khoa học - kỹ thuật, cách phòng trị bệnh cho cá tra của các nước tiên tiến để áp dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm chi phí chống dịch bệnh cho con cá tra Việt Nam, tạo điều kiện để phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-1, gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tổ chức lễ hạ thủy tàu cá ĐNa 90657 TS - thay thế tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26-5-2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2014 đã thực hiện chi hỗ trợ cho 1.021 lượt tàu cá của ngư dân trong tỉnh theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí hơn 140 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ nhiên liệu 137,5 tỷ đồng, kinh phí còn lại là hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên và máy thông tin liên lạc.

Trước đây, mô hình gia cầm, chủ yếu là các loại gà và vịt xiêm theo quy mô nhỏ tại gia đình rất phát triển. Gần đây, các loại vịt ta được nhiều gia đình phát triển nuôi theo dạng nhốt chuồng với số lượng phổ biến từ 10 - 30 con, thậm chí có hộ nuôi từ 50 - 70 con theo hình thức làm chuồng nhốt vịt hoàn toàn trên cạn hoặc tận dụng ao, một đoạn kênh rạch gần nhà giăng lưới, làm chuồng nuôi nửa trên cạn, nửa dưới nước.

Giá gà tăng đột biến do dịp cuối năm, nhu cầu mua loại gà đặc sản này làm quà biếu tăng cao. Gà biếu thường được bán theo cặp, trung bình từ 6 - 10 kg/cặp. Theo đó, gà Đông Tảo có giá từ 3 - 5 triệu đồng/cặp. Điểm đặc biệt của gà Đông Tảo là cặp chân “voi”, chân càng to càng được thị trường ưa chuộng. Khách đặt mua chủ yếu là ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận.