Hội Nghị Đầu Bờ Trồng Rau Măng Tây Xanh

Ngày 16-1, tại thôn Tuấn Tú, xã An Hải (Ninh Phước), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị đầu bờ sơ kết Dự án xây dựng mô hình trồng rau Măng tây xanh theo hướng VietGAP tại Ninh Thuận năm 2012-2013. Tham gia hội nghị gồm có 60 nông dân và 8 nông hộ tham gia thực hiện dự án.
Dự án được triển khai từ tháng 4 năm 2012, với kinh phí 356 triệu đồng, gồm 8 hộ tham gia, với diện tích 0,6 ha, mỗi hộ từ 500- 1.000 m2. Dự án được thực hiện tại xã An Hải (Ninh Phước), phường Phước Mỹ và phường Văn Hải (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm). Các hộ được hỗ trợ 100% cây giống, phân bón, vật tư, hướng dẫn quy trình sản xuất, kỹ thuật chăm sóc...
Qua hơn 8 tháng canh tác, các hộ tham gia dự án đã bắt đầu thu hoạch cây Măng tây xanh với giá bán loại 1 là 55.000 đồng/kg, loại 2 là 30.000 đồng/kg, loại 3 là 15.000 đồng/kg. Trồng rau Măng tây xanh cho thu nhập cao góp phần ổn định cuộc sống nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây phong trào nuôi sò huyết ở ấp Xẻo Lá A (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) chỉ mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất không cao, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

Theo một quan chức Chính phủ Philippines, chính phủ nước này vừa quyết định sẽ nhập thêm 200 tấn gạo của Việt Nam nhằm ổn định nguồn hàng dự trữ của Cơ quan lương thực quốc gia (NFA).

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.