Hội Nghề cá quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị

Văn bản của Hội Nghề cá Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương nêu: Theo Tân Hoa xã, chính quyền thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) thông báo "Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của thành phố Hải Khẩu năm 2015" trong đó cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h ngày 16/5/2015 đến 12h ngày 1/8/2015 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm một số khu vực thuộc chủ quyền biển Việt Nam).
Theo Hội Nghề cá, hành động trên đã diễn ra nhiều năm, gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, dẫn đến sản lượng khai thác hải sản bị giảm sút và thua lỗ; vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; vi phạm chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Hội Nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối hành động đơn phương, hết sức phi lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị.
Kính đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu hiệu sớm ngăn chặn, chấm dứt hành động trên của Trung Quốc, xua đuổi tàu Trung Quốc lợi dụng hành động trên để vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam khai thác hải sản trái phép và thực hiện những hoạt động khác; cần thường xuyên có lực lượng tàu chấp pháp trên biển để tăng cường công tác bảo vệ ngư dân khi bị phía Trung Quốc uy hiếp, tạo điều kiện cho ngư dân an tâm sản xuất trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đồng thời cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách về khai thác hải sản để đạt hiệu quả cao, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.

Cá còm còn có tên gọi cá Nàng Hai, là loài được xếp phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị được sử dụng làm thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh. Đây là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon; đặc biệt là món chả cá.

Vui mừng là tâm trạng của hầu hết nông dân trồng nhãn ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre những ngày qua. Vui là vì vụ nghịch năm nay bà con bán được giá cao, còn mừng là vì 34 ha nhãn ở đây đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường này.