Hoảng sợ lợn được cho ăn đủ loại chất cấm

Ngoài chất cấm, các loại thức ăn bổ sung có ghi nhãn siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,...
cũng được bày bán và sử dụng tràn lan trong chăn nuôi.
Nhiều cơ sở nuôi cá, tôm còn mua cả thuốc dùng trong y tế với liều lượng tùy tiện.
Mới đây, Bộ NN-PTNT vừa ra chỉ thị yêu cầu các tỉnh, thành phố quản lý chặt việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, trước diễn biến phức tạp của việc sử dụng các chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phòng, trị bệnh, Bộ NN-PTNT đã cử các Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tại các cửa hàng buôn bán thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, TP.HCM,...
Qua kiểm tra thực tế, các đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập.
Cụ thể, có nhiều sản phẩm thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm sinh học đang được dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, kinh doanh.
Nhiều sản phẩm thức ăn bổ sung có nhãn mặc không đúng với đăng ký, có thành phần khác với đăng ký, ghi thêm nhiều công dụng phòng, trị bệnh để thu hút người mua, tăng giá thành sản phẩm, có nhiều thức ăn bổ sung ghi nhãn như: siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,...
Trong khi đó, nhiều cửa hàng thuốc thú y thực hiện sang chiết thuốc trái phép, trong đó có một số loại thuốc không được phép sử dụng để phòng, trị bệnh thủy sản.
Đặc biệt, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản còn sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh để phòng, trị bệnh không đúng với quy định, mua các loại thuốc dùng trong y tế để phòng, trị với liều lượng tùy tiện.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện nghiêm các chỉ thị trước đó của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kháng sinh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trong đó, cần nghiêm cấm tất cả các hình thức buôn bán thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học ngoài danh mục, nhất là các chất kích thích tăng trọng nhanh, tạo nạc, tạo màu vàng, sai nhãn mác, ghi công dụng và thành phần, không ghi nhãn phụ.
Các cơ quan liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ tác hại của việc buôn bán, sử dụng thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học không đúng quy định.
Ngoài ra, vận động người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mua thuốc và sử dụng các loại thuốc thú y đúng quy định.
Đặc biệt, cần công khai danh tính của các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được biết, tránh mua phải hàng cấm, hàng ngoài danh mục.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 20-5-2015, trên địa bàn huyện Thạch Thành (vùng trọng điểm mía phía Bắc tỉnh Thanh Hóa) đang bị dịch bọ hung hại mía phá hại nặng. Toàn huyện đã có 615 ha mía bị dịch hại, trong đó có gần 11 ha gần như mất trắng.

Để tránh nắng nóng ngột ngạt của những ngày đầu hạ, bà con nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã chọn giải pháp ra đồng vào sáng sớm và chiều muộn. Ở những nơi thuận lợi, nông dân kéo điện ra đồng, suốt đêm thu hoạch vụ xuân, khẩn trương chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu.

Ông Trần Văn Vinh ở xóm 2, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) chuyên trồng mướp hương làm hàng hóa. Với diện tích vườn chỉ 120 m2, bình quân mỗi vụ thu nhập trên 10 triệu đồng.

Theo Sở NN-PTNT, vụ đông xuân 2014-2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng với diện tích 35ha, năng suất đạt gần 80 tạ/ha.

HTX Nghĩa Đạo (Thuận Thành - Bắc Ninh) tiến hành thu mua gần 100 tấn dưa chuột vụ xuân của nông dân, giảm 70 tấn so với năm 2014. Trong đó, sản lượng giống dưa bao tử xuất khẩu chỉ đạt gần 40 tấn, giống dưa F1 Đài Loan đạt gần 60 tấn.