Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.
Cá đối mục là loại cá cỡ lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối, có tính thích nghi cao, ăn tạp, có khả năng làm sạch môi trường, phù hợp với các ao nuôi tôm suy thoái, có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các loại khác. Sau hơn 200 ngày nuôi, cá có trọng lượng trung bình 0,35 kg/con, tỉ lệ sống đạt 85%. Giá cá đối mục trên thị trường hiện dao động trong khoảng 80.000 đồng đến 120 ngàn đồng/kg, mức giá này theo đánh giá của người nuôi cá là chấp nhận được.
Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn kiến nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh có kế hoạch hoàn chỉnh và phát triển mô hình này để cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, kinh phí xây dựng mô hình để nông dân học tập và áp dụng vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Viện khoa học nông nghiệp Tây Nguyên đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu bảo quản lạnh trái bơ sau thu hoạch". Chủ nhiệm đề tài, KS. Hoàng Mạnh Cường cho biết, thời gian bảo quản dài nhất đạt được đối với trái bơ qua các thí nghiệm là 18 ngày, trong đó giữ những khay/hộp trái bơ trong kho bảo quản có nhiệt độ duy trì 8 độ C trong 15 ngày và trưng bày trên kệ của cửa hàng có nhiệt độ không khí 20 độ C 3 ngày chờ khách mua.

Tiếp theo vải thiều Bắc Giang, vải Thanh Hà (Hải Dương), vụ nhãn 2015 nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng nhãn lồng ở Hưng Yên đang rất phấn khởi vì sản phẩm "tiến vua" sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu (XK) sang thị trường Mỹ và các nước.
Nhờ chịu khó tìm tòi, nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, ông Nguyễn Thanh Bình ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thu lời mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ vườn cam mật.

Sau 3 năm triển khai diệt bệnh chổi rồng trên nhãn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đạt được kết quả khả quan. Ngành Nông nghiệp đã chuyển giao thành công cho nông dân cách xử lý phù hợp bằng các giải pháp giống, kỹ thuật canh tác và hóa học. Đồng thời, ngành chức năng tìm lối ra cho diện tích nhãn bị nhiễm bệnh nặng bằng hình thức chuyển đổi giống cây trồng hợp lý theo lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Nhiều doanh nghiệp cho hay họ không thể xuất khẩu được thịt gà VN dù đạt mọi tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính và đối tác đặt hàng bởi vướng ở khâu thú y.