Hoa Trồng Không Biết Bán Cho Ai

Một số gia đình người K’ho đi tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Lâm Đồng đang gặp khó khi sản phẩm làm ra không bán được hoặc rất khó tiêu thụ.
Thông tin trên do ông Kon Sơ Ha Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết.
Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.
Thế nhưng, khi hoa cho thu hoạch thì không thấy DN quay lại thu mua cho người dân. Ông Lơ Mu Ha Hang, thôn 1, xã Đạ Sar cho biết, được sự hỗ trợ của Nhà nước và DN, gia đình ông mạnh dạn trồng trên 2.000m2 hoa mắt ngọc và cẩm tú. Tuy nhiên, ngày hoa cho thu hoạch thì không có thương lái đến mua, DN trước đây hỗ trợ giống, kỹ thuật và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm nay cũng chẳng thấy đâu.
Gia đình ông Kon Sơ Ha Danh, thôn 5, xã Đạ Sar, có gần 2.000m2 hoa hồng không có người mua nên cũng để hoa tự do nở rồi tàn giữa đồng. Công sức tiền của sau 4 tháng chăm sóc chưa thu được một đồng nào.
Theo ông Lơ Mu Ha Thi, đây là dự án trồng hoa đầu tiên do chính người đồng bào K’ho tại địa phương thực hiện. Bế tắc trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm sẽ khiến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương gặp khó khăn hơn nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.