Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Quả Việt Lên Ngôi

Hoa Quả Việt Lên Ngôi
Ngày đăng: 04/11/2014

Tại Hà Nội, hoa quả trong nước đang có sức tiêu thụ mạnh so với hàng nhập từ Trung Quốc khiến tiểu thương ở chợ Long Biên chuyển hướng kinh doanh.

“Tẩy chay” hoa quả Trung Quốc

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…

Giải thích cho sự lên ngôi nhiều loại quả trong nước ở chợ đầu mối này, chị Nguyễn Thị Kim Dung, tiểu thương chợ Long Biên cho rằng, ngay cả giới tiểu thương cũng “dị ứng” với hoa quả Trung Quốc. Khi người tiêu dùng rất e ngại, thậm chí là “tẩy chay” do tâm lý lo ngại không đảm bảo vệ sinh, khiến tiểu thương gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hoa quả trong nước khiến nhiều loại hàng bán rất chạy.

Cũng theo chị Dung, nguồn hàng của Việt Nam bây giờ phong phú hơn. Tiểu thương luôn có hàng chục mối hàng khác nhau, khâu vận chuyển không còn khó khăn nữa. Mùa nào thì có loại quả ấy, dồi dào quanh năm, giá cả không quá chênh lệch, nên tiểu thương quay lại kinh doanh hàng trong nước, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

“Mùa này nhiều nhất là xoài, thanh long có sức mua rất lớn. Ngày thường bán khoảng 1 - 2 tấn nhưng đến ngày tuần (rằm và mùng một âm lịch) lượng hàng bán được có thể lên tới hàng chục tấn”, chị Dung khoe. Trong khi đó, hoa quả Trung Quốc bán rất chậm.

Đảo chiều… kinh doanh

Qua tìm hiểu, tại nhiều ki ốt chợ Long Biên, sức tiêu thụ các loại hoa quả Trung Quốc đang sụt giảm mạnh khiến không ít tiểu thương phải cơ cấu lại các mặt hàng kinh doanh trong ki ốt, ưu tiên nhiều diện tích hơn cho hoa quả trong nước.

Trao đổi với Thanh Niên, Phó trưởng ban Quản lý chợ đầu mối Long Biên, bà Nguyễn Thị Ánh Thịnh khẳng định, thị phần mặt hàng hoa quả trong nước đang có tỷ lệ áp đảo so với hàng Trung Quốc khi chiếm đến 70%. Hiện tại ở chợ Long Biên hàng Trung Quốc chủ yếu là táo, lê, dưa vàng, nho, lựu và hồng ngâm dù đang vào chính mùa nhưng lượng hàng nhập về chợ đã sụt giảm mạnh so với thời điểm hai năm về trước.

“Không hẳn là mất an toàn vệ sinh thực phẩm, vì hoa quả Trung Quốc vào chợ đều là hàng nhập khẩu chính ngạch thông qua doanh nghiệp, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên, hàng nhập về bán chậm thì tiểu thương phải tìm đến nguồn hàng khác thôi”, bà Thịnh lý giải.

Cũng theo bà Thịnh, xu hướng tiểu thương liên kết với nhà vườn tiêu thụ hoa quả trong nước ở chợ Long Biên đang có bước phát triển khi người tiêu dùng “ngại” hàng Trung Quốc.

Theo thông tin từ Sở Công thương TP.Hà Nội, thống kê đến hết tháng 7, các hoạt động xúc tiến thương mại đưa nông sản từ các vùng miền, có nguồn gốc suất xứ rõ ràng về tiêu thụ tại thị trường Thủ đô diễn ra sôi động, với nhiều hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp.

Riêng mặt hàng hoa quả, thành công nhất là hợp tác giữa các doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội với Hiệp hội nho Ninh Thuận cùng doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố để đưa sản phẩm vào tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị lớn tại Thủ đô như Intimex, Fivimart, Hapro…

Trong tháng 11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, tổ chức chương trình quảng bá thương hiệu, đặc sản vùng miền Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, đưa sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Khoai lang tím ở Trường Long Hòa giá đầu ra chưa ổn định Khoai lang tím ở Trường Long Hòa giá đầu ra chưa ổn định

Khoai lang là loại cây dễ trồng, vốn đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế những năm qua, người trồng khoai lang ở xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh vẫn không an tâm bởi giá đầu ra của loại nông sản này rất bấp bênh. Trong khi đó, địa phương chưa tìm ra được loại cây trồng nào thích hợp để thay thế cho cây khoai lang trong mùa vụ hiện nay.

27/06/2015
Xác định 12 cơ sở sản xuất cây giống cà phê sạch bệnh ở Lâm Đồng Xác định 12 cơ sở sản xuất cây giống cà phê sạch bệnh ở Lâm Đồng

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa kết thúc gần 2 tháng kiểm tra 12 cơ sở sản xuất cây giống phục vụ cho chương trình tái canh cà phê ở Lâm Đồng. Theo đó, Chi cục đã kiểm tra hơn 1,5 triệu cây giống cà phê đều không phát hiện sâu hại; chỉ xuất hiện các loại bệnh thán thư, đốm mắt cua ở mức độ nhẹ. Đồng thời, Chi cục đã tiến hành lấy 21 mẫu rễ và 21 mẫu đất để phân tích.

27/06/2015
Chuyện thời cây quế lên ngôi bấp bênh vùng nguyên liệu quế Chuyện thời cây quế lên ngôi bấp bênh vùng nguyên liệu quế

Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có khoảng 9.000 ha quế, trong đó diện tích quế cho thu hoạch hằng năm khai thác (tỉa thưa) khoảng gần 5.000 ha. Diện tích đang trong giai đoạn chăm sóc, trồng mới khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Bắc Hà (2.200 ha), Bảo Thắng (1.600 ha), Bảo Yên khoảng (3.700 ha) và Văn Bàn khoảng (1.500 ha)...

27/06/2015
Ngành mía đường trước áp lực thua trên sân nhà Ngành mía đường trước áp lực thua trên sân nhà

Giá đường tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới. Thế nhưng người trồng mía gặp chồng chất khó khăn, thua lỗ, diện tích trồng mía teo tóp dần. Theo cam kết hội nhập, thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam bằng 0% vào năm 2018, ngành mía đường Việt Nam trước áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà là rất lớn!

27/06/2015
Mê hồn trận giống cây hồ tiêu Mê hồn trận giống cây hồ tiêu

Trong khi các loại cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, điều… đều cho thu nhập bấp bênh thì cây hồ tiêu vốn được mệnh danh là “cây tỷ phú” lại càng có cơ hội để nổi lên và hấp dẫn nhà nông hơn bao giờ hết. Nhà nhà đua nhau trồng tiêu khiến cho thị trường cây hồ tiêu giống trở nên phức tạp.

27/06/2015