Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả

Xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự) trồng hoa màu mùa lũ nhiều nhất huyện với diện tích khoảng 400ha, gồm các loại hoa màu như: cải bắp, dưa leo, ớt, hành lá...
Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.
Vụ này ông Phan Văn Tâm ở ấp Long Hậu, canh tác 6 công đất với 2 loại màu chủ lực gồm hành lá và bắp lai đến nay đã thu hoạch xong nhưng lợi nhuận thấp.
Ông Tâm cho biết: “Hành lá thu hoạch được khoảng 2 tấn/công, nhưng chi phí hơi cao, nên sau khi bán chỉ đủ tiền phân và các chi phí khác. Bắp cũng không khá, bán được 7 triệu đồng/công nhưng thương lái xin bớt 2 - 3 triệu đồng vì họ đi bán không có lời”.
Tại vùng sản xuất rau an toàn xã Long Thuận, giá cả các mặt hàng chủ lực của địa phương vẫn không mấy khả quan. Theo ông Trần Thanh Phú - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) rau an toàn xã Long Thuận, vụ màu mùa lũ năm nay, diện tích sản xuất 140ha của HTX quản lý đã thu hoạch cơ bản. Trong đó, các loại hoa màu chủ yếu là hành lá và củ cải trắng xuất bán trên thị trường giá không cao.
Khó khăn hiện nay của HTX là chưa tìm được thị trường liên kết sản phẩm do chi phí vận chuyển cũng như đối tác đặt hàng số lượng còn hạn chế, nên sản phẩm làm ra chủ yếu là tự tiêu thụ.
Chính từ cách làm tự sản tự tiêu nên việc cung ứng sản phẩm ra thị trường của nông dân vùng rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hoa màu mùa lũ tương đối hút hàng so với những vụ sản xuất còn lại nhưng giá cả vẫn do thương lái quyết định.
Ông Kha Văn Liến - Phó Chủ tịch UBND xã Long Thuận cho biết: “Hơn nửa tháng qua, giá mặt hàng rau củ không cao do thị trường Campuchia ít tiêu thụ, ảnh hưởng phần nào đến đầu ra của bà con. Hiện nay, bà con đã thu hoạch 70% diện tích mà giá quá thấp, từ đó lợi nhuận của bà con không nhiều, thậm chí là lỗ”.
Vụ màu mùa lũ năm nay, toàn huyện Hồng Ngự xuống giống được gần 1.500ha ở các xã cù lao: Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A và Phú Thuận B. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được gần 1.200ha, đạt 80% diện tích xuống giống.
Nếu mọi năm, vụ màu mùa lũ phần lớn có giá, giúp bà con thu lợi nhuận khá thì năm nay giá cả hoa màu mùa lũ cũng bấp bênh như thời điểm chính vụ. Ngoài ra do lũ về thất thường, một số diện tích trồng màu ở khu vực bãi bồi bị nước lũ nhấn chìm gây thiệt hại cho một số hộ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tuy chưa thu hoạch hết số cua hiện có nhưng những hộ thực hiện thí điểm mô hình nuôi cua mật độ cao tại xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) rất hồ hởi vì cua nuôi mau lớn, tỷ lệ hao hụt rất thấp, khả năng thu lời nhiều so với cách nuôi truyền thống…

Trước tình trạng hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng phi mã, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên liệu như thóc, gạo, sắn… thay thế để giảm chi phí đầu vào.

Tính đến thời điểm này, heo hơi đang có giá bán từ 44 ngàn – 46 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi heo có lãi 500 – 600 ngàn đồng/tạ.

Ngày 23/08/2013, tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi gà giống mới J-Dabaco theo hướng an toàn sinh học. Tham dự buổi hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, đại diện phòng chuyên môn của sở NN&PTNT Lâm Đồng, lãnh đạo Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương cùng với 29 nông dân tham gia.

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), trung bình hằng năm tổng sản lượng NTTS khoảng 225.000 tấn, riêng tôm khoảng 120.000 tấn. Có tổng số 28 công ty với 38 xí nghiệp chế biến thuỷ sản trực thuộc trên toàn tỉnh, tổng công suất thiết kế 190.000 tấn/năm.