Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,21% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 7 tháng năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 687,16 triệu USD, giảm 29,39% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,56% và 10,45%.
Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 19,03%) và Anh (tăng 30,02%).
Cũng trong 8 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 727 triệu USD mặt hàng nông sản, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Ấn Độ (chiếm 31%) tiếp đến là Nauy, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản với thị phần lần lượt là 7%, 6,7%, 6,3% và 6%. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là Hàn Quốc (89,8%).
Thị trường cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL không có dấu hiệu khởi sắc trong tháng 8, giá giữ ở mức thấp và nhu cầu yếu.
Tại An Giang, nhu cầu cá tra nguyên liệu loại 650-850g/con khá yếu, giá dao động ở mức khoảng 19.400-20.000 đ/kg (trả chậm).
Giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL tháng này diễn biến từ ổn định đến tăng nhẹ tùy kích cỡ so với tháng trước. Cụ thể, tại Sóc Trăng, tôm sú loại 20 con/kg tăng 15.000đ/kg lên mức 240.000 đ/kg, loại 30 con/kg tăng 5.000 đ/kg lên 170.000 đ/kg. Tại Cà Mau, tôm sú nguyên liệu cỡ 20, 30 con/kg vẫn ổn định ở mức giá tương ứng là 260.000đ/kg và 190.000 đ/kg.
Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh đều tăng khoảng 1.000-4.000 đ/kg tùy kích cỡ. Tại Sóc Trăng, giá tôm thẻ loại 40, 60, 70 và 80 con/kg tăng 3.000 đ/kg lên lần lượt là 125.000 đ/kg, 110.000 đ/kg, 105.000 đ/kg và 100.000 đ/kg. Tại Cà Mau, tôm thẻ cỡ 60,70,80,90 con/kg tăng 3.000 đ/kg lên lần lượt 110.000 đ/kg, 105.000 đ/kg, 100.000 đ/kg, và 95.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê là một trong những địa phương có truyền thống sản xuất cây rau giống không chỉ để cung cấp cho các xã trong địa bàn huyện, mà còn đưa ra các địa bàn lân cận và các tỉnh phía Bắc. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên vụ đông năm nay toàn thôn có gần 7ha sản xuất cây rau giống, tập trung chủ yếu ở các khu: 1,2,3. Từ nghề này nhiều hộ dân trong xã đã vươn lên làm giàu.

Hơn 3 năm qua, mô hình tổ hợp tác (THT) sản xuất nước mắm của Hội Phụ nữ xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã góp phần tăng thêm thu nhập, tạo việc làm cho nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn, đặc biệt là những phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch phải đi trước một bước. Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong khi một số xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị cán đích thì nhiều địa phương vẫn còn loay hoay với tiêu chí quy hoạch.

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, những năm qua, xã Ðiệp Nông (Hưng Hà) đã tập trung vận động bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông theo hướng đa dạng trong cơ cấu sản xuất.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có trên 100 trại sản xuất giống gà, trong đó có 58 trại gà đẻ và 45 trại ấp nở với các loại giống như gà lai mía, gà lông trắng, gà ta…