Hoa Kỳ Là Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Lớn Nhất Của Việt Nam

Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2013, Mỹ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, ước cả năm 2013, xuất khẩu của toàn ngành tôm đạt trên 3 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2012.
Riêng thị trường Hoa Kỳ, trong 11 tháng, xuất khẩu tôm đạt 749 triệu USD, tăng 76%. Giá tôm tăng mạnh và liên tục trên thị trường này cùng với một số yếu tố thuận lợi khác đã giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ trong năm 2013.
Tháng 9/2013, xuất khẩu tôm sang Mỹ chứng kiến mức tăng kỷ lục với 138,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đây cũng là tháng mà ngành tôm cùng lúc đón nhận 2 quyết định quan trọng và có ý nghĩa. Đó là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2011-2012. Toàn bộ 33 công ty tham gia xem xét lần này đều được công nhận bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG bằng 0%.
Cuối tháng 9/2013, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012.
Ngay sau quyết định của ITC, nhập khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ tăng 104% so với tháng 10/2012.
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ còn được hậu thuẫn bởi giá tôm liên tục tăng do nguồn cung thiếu hụt.
Mỹ còn là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng số 1 của Việt Nam do năm 2013, nguồn cung loại tôm này từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS (bệnh chết sớm). Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành nguồn cung thay thế nhờ sản lượng tôm chân trắng của 2 nước này đều tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 19-12, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – Lê Văn Thi đã chủ trì hội nghị tổng kết nuôi trồng thuỷ sản 2013 và triển khai kế hoạch 2014.

Ngày 19/12, tại Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ông Nguyễn Văn Tê, ở ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An bắt đầu khởi nghiệp cách đây khoảng 20 năm, gia đình ông chuyên sản xuất lúa, với diện tích khoảng 1,7 ha. Do đặc điểm vùng đất Đức Huệ là vùng đất xám bạc màu, nhiễm phèn, có những nơi nhiễm phèn nặng không thể sản xuất nông nghiệp.

Khi chuẩn bị vào vụ chế biến mía đường 2013-2014, hầu hết nông dân trồng mía tỏ ra không vui khi các nhà máy công bố chính sách thu mua với giá thấp hơn vụ trước gần 10%. Một số người trồng mía dự tính sau khi thu hoạch xong sẽ chuyển sang trồng mì.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vừa tổng kết mô hình “Trình diễn khắc phục bệnh chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò” trên diện tích 3ha tại ấp Phú An (xã Bình Hòa Phước - Long Hồ - Vĩnh Long).