Hoa Kỳ Là Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Lớn Nhất Của Việt Nam

Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2013, Mỹ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, ước cả năm 2013, xuất khẩu của toàn ngành tôm đạt trên 3 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2012.
Riêng thị trường Hoa Kỳ, trong 11 tháng, xuất khẩu tôm đạt 749 triệu USD, tăng 76%. Giá tôm tăng mạnh và liên tục trên thị trường này cùng với một số yếu tố thuận lợi khác đã giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ trong năm 2013.
Tháng 9/2013, xuất khẩu tôm sang Mỹ chứng kiến mức tăng kỷ lục với 138,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đây cũng là tháng mà ngành tôm cùng lúc đón nhận 2 quyết định quan trọng và có ý nghĩa. Đó là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2011-2012. Toàn bộ 33 công ty tham gia xem xét lần này đều được công nhận bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG bằng 0%.
Cuối tháng 9/2013, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012.
Ngay sau quyết định của ITC, nhập khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ tăng 104% so với tháng 10/2012.
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ còn được hậu thuẫn bởi giá tôm liên tục tăng do nguồn cung thiếu hụt.
Mỹ còn là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng số 1 của Việt Nam do năm 2013, nguồn cung loại tôm này từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS (bệnh chết sớm). Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành nguồn cung thay thế nhờ sản lượng tôm chân trắng của 2 nước này đều tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tỉnh Quảng Nam đang bảo tồn và phát triển với hơn 650.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau. UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vừa thông qua quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh giai đoạn 2015 - 2020, quy mô 19.000 ha với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng.

Theo các nhà vườn trồng tiêu tại Đồng Nai, hiện hạt tiêu đen các đại lý và thương lái đang hỏi mua với giá 186 - 190 ngàn đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 20 ngàn đồng/kg. Sở dĩ vừa thu hoạch xong vụ tiêu 2014 - 2015 mà giá tiêu vẫn cao ngất ngưởng là do nhu cầu sử dụng tiêu của thế giới năm nay tăng cao.

Ngày 4-4, tại TP.Vũng Tàu, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại hồ tiêu, với sự tham gia của đại diện 7 tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu thuộc vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, BR-VT, Bình Thuận).

Do thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, độ mặn tăng cao và đến sớm so với năm 2014, trong khi một số hệ thống đê bao chưa khép kín nên nông dân, các cơ quan chức cũng gặp nhiều khó khăn trong chống đỡ. Do đó, một số diện tích lúa trong tỉnh Bến Tre đã bị thiệt hại.

Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tiến Đại Phát, ngụ xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ khánh thành (ảnh) và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với công suất trên 150.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 4 triệu USD.