Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm

Cũng như nhiều sản phẩm của địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013 Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Văn Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND phường Tân An (TX Quảng Yên) cho biết: Vào cuối năm 2011, khi đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính đến thăm Trang trại nuôi gà tập trung của phường đã chỉ đạo phường, TX Quảng Yên phối hợp với các cơ quan chuyên môn khẩn trương chuẩn bị để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trứng gà Tân An.
Đến nay, sản phẩm đã được cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu là niềm vui rất lớn không chỉ của bà con trực tiếp tham gia chăn nuôi trên địa bàn phường. Hiện trên địa bàn phường có gần 30 hộ chăn nuôi gà đẻ trứng. Trong đó có trang trại nuôi gà tập trung được xây dựng từ năm 2009 có quy mô lớn đạt tiêu chuẩn, chất lượng với mức đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu lên đến 7 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông báo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, kể từ ngày 1/8/2014 đến hết ngày 31/3/2015, các tổ chức cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm: Sò lông, Điệp quạt, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, xã Yên Đức (huyện Đông Triều - Quảng Ninh) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Dự án nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai thí điểm ở xã Yên Đức là một trong những mô hình mới như vậy.

Từ trước tới nay, việc xuất khẩu trái thanh long bị hạn chế vì trái chín thường bị ruồi đục, không thể bảo quản dài ngày để vận chuyền tới các thị trường xa. Để bảo quản sau thu hoạch, nhà vườn thanh long hoặc phải chiếu xạ cho từng lô hàng, hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, vừa tốn kém vừa có nguy cơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 1.400 ha nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là ngoài vùng quy hoạch. Việc tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch kéo theo nhiều hệ luỵ về kiểm soát dịch bệnh.

Chính vì thế, tái cơ cấu (TCC) ngành Nông nghiệp (NN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 là vấn đề cần thiết. Trong đó, NCN cũng phải tính đến phương án TCC phát triển bền vững.