Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm

Cũng như nhiều sản phẩm của địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013 Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Văn Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND phường Tân An (TX Quảng Yên) cho biết: Vào cuối năm 2011, khi đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính đến thăm Trang trại nuôi gà tập trung của phường đã chỉ đạo phường, TX Quảng Yên phối hợp với các cơ quan chuyên môn khẩn trương chuẩn bị để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trứng gà Tân An.
Đến nay, sản phẩm đã được cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu là niềm vui rất lớn không chỉ của bà con trực tiếp tham gia chăn nuôi trên địa bàn phường. Hiện trên địa bàn phường có gần 30 hộ chăn nuôi gà đẻ trứng. Trong đó có trang trại nuôi gà tập trung được xây dựng từ năm 2009 có quy mô lớn đạt tiêu chuẩn, chất lượng với mức đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu lên đến 7 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.

Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Mấy năm gần đây, sản xuất đậu tương của các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng giảm dần về diện tích, sản lượng, năng suất không thay đổi qua những mùa vụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và lượng nhập khẩu tăng lên hàng năm... đây thực sự là nghịch lý sản xuất đậu tương đã, đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang.