Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê

Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê
Ngày đăng: 23/08/2014

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

Theo tính toán, muốn tái canh một ha cà-phê, cần đầu tư khoảng 150 triệu đồng. Đây là số tiền rất lớn, không phải hộ nông dân nào cũng có khả năng xoay xở. Ngay cả trong trường hợp đủ điều kiện vay vốn ngân hàng thì cũng chỉ được 80%, còn lại là vốn tự có.

Trong khi đó, phải sau tái canh từ 3 đến 5 năm, vườn cà-phê mới cho thu hoạch. Trong khoảng thời gian chờ đợi, người dân vẫn phải trang trải các chi phí cuộc sống hằng ngày, trả lãi suất ngân hàng với mức 9%/năm. Nếu hộ dân nào không có nguồn tài chính dự trữ thì cuộc sống sẽ rất khó khăn.

Để những hộ nông dân mạnh dạn vay vốn thực hiện tái canh cây cà-phê, chúng tôi mong muốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm lãi suất cho vay; các ngành và đơn vị liên quan triển khai giải ngân có hiệu quả nguồn vốn gói tín dụng cho chương trình tái canh cà-phê ở Tây Nguyên (khoảng 12 nghìn tỷ đồng).

Về mặt kỹ thuật, các hộ dân cần được tham gia tập huấn, hội thảo chuyển giao công nghệ để học hỏi những phương pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch tốt nhất vì hiện nay, hầu hết cà-phê sau thu hoạch không đạt tiêu chuẩn hạng 1 và 2 theo TCVN 4193:2005, chưa nói đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Mặt khác, các cơ quan nghiên cứu nông - lâm - nghiệp cũng cần giúp nông dân lựa chọn giống cà-phê. Thực tế, nhiều trường hợp người dân tự lựa chọn hạt giống và tự ươm trồng nên cây giống không đạt chuẩn, dễ mang mầm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.

06/11/2013
Đầu Ra Bấp Bênh, Hơn 120 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Treo Ao Đầu Ra Bấp Bênh, Hơn 120 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Treo Ao

Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, trong 10 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn do giá cá tra nguyên liệu sụt giảm, nông dân bán cá khó thu được tiền mặt mà vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp. Tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận đến nay chỉ đạt hơn 431 ha, giảm 52 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi cá tra đã treo ao là 120,94 ha, tăng 52 so với năm trước. Ngoài ra, diện tích sản xuất cá tra giống trên địa bàn quận cũng giảm 16 ha so với năm trước, xuống còn 59,1 ha, với 60 hộ dân tham gia.

06/11/2013
Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020 Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 2234/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020.

06/11/2013
Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.

06/11/2013
Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê

Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.

06/11/2013