Hỗ Trợ Sản Xuất Rau An Toàn

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.
Tham gia sản xuất, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau theo hướng VietGAP, hỗ trợ giống, một phần phân bón. Các loại rau gồm: Su hào, cải bắp, súp lơ… Rau sinh trưởng, phát triển tốt, thời điểm này bắt đầu cho thu hoạch.
Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp cấp chứng nhận vùng rau VietGAP tại địa bàn, xúc tiến thương mại, tiêu thụ thuận lợi.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/135181/ho-tro-san-xuat-rau-an-toan.html
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây truyền thống sang canh tác cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Võ Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên) đã từng bước nâng cao đời sống gia đình, xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi.

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Bắc Ninh cơ bản hoàn thành việc xuống giống vào ao nuôi. Để bảo đảm cho một vụ thủy sản năng suất, giá trị cao, các hộ nuôi trồng cần có những biện pháp chuẩn bị tích cực để ứng phó khi dịch bệnh thủy sản xảy ra.

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.