Hỗ trợ nông dân thâm canh lúa thơm chất lượng cao

Dự án được triển khai thực hiện tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) và xã Cuối Hạ (Kim Bôi) vụ mùa 2015 với giống lúa thơm chất lượng cao RVT.
Tại xã Nhân Nghĩa, dự án đã chọn 143 hộ của 3 xóm Vó trên, Vó giữa, Bui thực hiện mô hình với tổng diện tích gieo cấy 20ha.
Tại xã Cuối Hạ, dự án đã chọn 57 hộ của 2 xóm Má và Chạo tham gia với tổng diện tích gieo cấy là 8ha.
Dự án đã mua giống lúa RVT và phân bón cung ứng cho bà con theo định mức hỗ trợ giống lúa cho 100% diện tích; hỗ trợ 50% định mức sử dụng phân bón và thuốc BVTV, 50% còn lại do bà con đối ứng.
Ông Bùi Văn Kính - Chủ tịch Hội ND xã Nhân Nghĩa cho biết, thu nhập của hộ thực hiện mô hình tăng lên đáng kể bởi so sánh đầu tư về giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động của hai giống lúa RVT và giống lúa Q5 đang gieo trồng tại địa phương trong thực tế là tương đương nhau, nhưng lúa RVT thu được 50 – 52 triệu đồng/ha.
Trong khi đó, lúa Q5 thu được khoảng 30 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Thế Hách - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình cho biết: “Qua việc thực hiện dự án mô hình thâm canh lúa vụ mùa năm 2015 cho thấy giống lúa RVT thích hợp với điều kiện đất đai tự nhiên của địa phương, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Đề nghị Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn tiếp tục cho thực hiện mô hình vụ chiêm xuân tại địa phương và một số địa phương khác trong tỉnh để có cơ sở khẳng định hiệu quả sản xuất lúa giống RVT trên địa bàn tỉnh...”.
Có thể bạn quan tâm

Giá mía giảm, tình hình tiêu thụ khó khăn, không ít nông dân lâm vào cảnh nợ nần, nhiều nơi mía đã trổ cờ do quá ngày thu hoạch,... Đó là những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng phải gánh chịu và đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chức năng.

Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.

Với tình hình giá cả xuống thấp như hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới trong một số công đoạn sản xuất và chế biến để tiết giảm tối đa chi phí đầu tư cho vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.