Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Từ nguồn vốn này, địa phương đã mua giống cây trồng, con vật nuôi như dê, bò, heo, sâm Ngọc Linh, quế Trà My… cấp cho các hộ, đồng thời cũng dành hơn 1,1 tỷ đồng để hỗ trợ dụng cụ sản xuất cho nông dân như ống nhựa dẫn nước, máy tuốt lúa, nông cụ khai hoang…
Đối với Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn 2011 - 2014 đã đầu tư cho Nam Trà My hơn gần 13 tỷ đồng.
Nguồn vốn này chủ yếu để mua giống cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất để cấp cho các hộ đồng bào thiểu số phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Theo đánh giá của UBND huyện Nam Trà My, nhờ sự hỗ trợ kịp thời và đúng trọng tâm của hai chương trình mục tiêu của quốc gia này, nhân dân Nam Trà My có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao như chuối mốc, quế, keo, bời lời đỏ...
Tổng đàn vật nuôi đến nay đã tăng lên hơn 11 nghìn con. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng hơn 16%. Các chương trình còn giúp thay đổi tập tục sản xuất nông nghiệp của đồng bào miền núi.
Có thể bạn quan tâm

Thay vì cần có chiến lược phát triển bài bản để ngày càng nâng cao chất lượng và chiếm ưu thế trên thị trường thế giới, vậy mà giờ đây trái thanh long Việt Nam đối diện với nguy cơ cạnh tranh với nhiều nước, không chỉ về thị trường mà cả về giống, chất lượng và quy trình kỹ thuật.

Hàng nghìn hộ dân đã phải giảm đàn nuôi, thậm chí là phải treo chuồng. Thực tế này cho thấy, sự phát triển của gà đồi Yên Thế còn bấp bênh, thiếu bền vững dù là một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu mạnh.

Để triển khai chính sách phát triển thủy sản, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý Ngân hàng Nhà nước tăng cường tuyên truyền, minh bạch chính sách cho vay ưu đãi tới tận cơ sở, tránh tình trạng ngư dân không nắm hết chính sách, bị “cò mồi” lợi dụng để trục lợi…

Ngày 8/8, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho Tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh gồm 4 tổ viên, do ông Giảng Văn Bảy, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần làm tổ trưởng, với tổng diện tích 1,2ha.

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.